Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Những triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Là một trong những căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay, song hầu như mọi người đều có vốn hiểu biết khá ít ỏi về căn bệnh này. Giang mai cùng với bệnh lậu và HIV được coi là 3 căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm nhất, đồng thời để lại nhiều hệ lụy nhất cho xã hội. Vậy triệu chứng bệnh giang mai là gì? Hãy cùng tìm hiểu để nắm bắt những kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh giang mai.

Những triệu chứng bệnh giang mai ở phụ nữ

Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn

Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn

Sau khi lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai, hầu hết người bệnh đều không thấy xuất hiện triệu chứng bệnh giang mai gì khoảng 1 – 3 tháng bởi đây là thời gian ủ bệnh giang mai.

Sau thời gian ủ bệnh, xoắn khuẩn giang mai lặn vào bên trong và ngấm vào máu, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giang mai ở nữ giới trên da.

Bệnh giang mai được chia ra làm nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn khác nhau, biểu hiện bệnh giang mai phát ra bên ngoài lại khác nhau.

Giai đoạn đầu tiên

Đây là giai đoạn bệnh dễ lây nhiễm nhất, kéo dài từ 1 – 5 tuần. Triệu chứng bệnh giang mai ở giai đoạn này là các vết loét trên da.

Các vết loét các đặc điểm nông, bờ nhẵn, màu đỏ, hình tròn hay bầu dục, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không gây đau hay ngứa.

Các vết loét xuất hiện chủ yếu ở vị trí bộ phận sinh dục như môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, có thể biến mất sau 3-6 tuần.

Giai đoạn thứ 2

Giai đoạn thứ 2 kéo dài từ 4 – 6 tuần. Triệu chứng chủ yếu là các nốt phát ban màu hồng hoặc tím như cánh hoa, nổi cao trên bề mặt da, khi ấn vào sẽ biến mất. Các ban này thường mọc ở các vị trí như mạng sườn, ngực, chi trên, bụng….

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn thứ 2

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn thứ 2

Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt, nổi hạch, sụt cân….

Nếu không có hướng điều trị kịp thời, xoắn khuẩn sẽ lây lan vào máu. Lúc này, biểu hiện giang mai người bệnh có thể nhận ra là xuất hiện phát ban ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Giai đoạn thứ 3

Ở giai đoạn này, bệnh phát triển ăn sâu vào tổ chức da khiến các tổn thương biến thành các vết sần hay sẹo trên da.

Gôm giang mai: Những khối u sùi ăn sâu vào tổ chức da, cơ, xương. Gôm giang mai có đặc điểm cứng chắc ban đầu, sau đó sẽ mềm dần và loét, khi loét sẽ chảy mủ sánh đặc, có thể lẫn máu. Khi chảy hết mủ sẽ để lại một ổ loét tròn, dần dần hóa sẹo.

Củ giang mai: Những thương tổn màu hồng đỏ, gồ lên bề mặt da, có đường kính khoảng 1cm. Chúng thường tập trung thành đám như hình cung hoặc vòng vèo, có ranh giới rõ ràng, số lượng có thể lên đến vài chục. Các củ giang mai thường hoại tử hoặc hoại tử teo, tạo loét và để lại sẹo.

Ngoài ra bệnh cũng ăn sâu vào các bộ phận trong cơ thể gây nên bệnh cảnh ở các bộ phận lây nhiễm bệnh như viêm màng não, tổn thương não khu trú…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cách nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Cách nhận biết dấu hiệu giang mai ở nữ giới

Cách nhận biết dấu hiệu giang mai ở nữ giới

Như đã nói ở trên, sau khi lây nhiễm xoắn khuẩn gây bệnh, giang mai phải mất khoảng 9 – 90 ngày ủ bệnh trước khi xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh giang mai.

Bạn đọc có thể tìm hiểu cách phát hiện bệnh giang mai bằng các triệu chứng cụ thể dưới đây:

+ Xuất hiện các nốt viêm, loét hình tròn hoặc bầu dục, có bán kính từ 1 – 2cm (được gọi là săng giang mai) trên cơ thể nữ giới, dần dần lan rộng ra.

Đặc điểm của săng giang mai là có màu đỏ, đường viền mượt và rõ ràng, sờ vào có cảm giác cứng như sụn, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc trũng, không gây đau hay ngứa.

+ Dấu hiệu giang mai này thường xuất hiện ở các bộ phận nữ giới như âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, miệng môi (nếu quan hệ tình dục đường miệng), hậu môn (nếu quan hệ tình dục đường hậu môn), bẹn, đùi….

+ Khoảng 1 tuần sau khi săng giang mai xuất hiện, các hạch bạch huyết ở vùng bẹn có dấu hiệu sưng to, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau.

+ Săng giang mai sẽ tự biến mất sau khoảng 6 – 8 tuần mà không cần điều trị, đây là dấu hiệu bệnh giang mai chuyển dần sang giai đoạn tiếp theo.

+ Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ thấy tại môi nhỏ xuất hiện khu trú các loét giang mai có kích thước to hơn bình thường, các triệu chứng khác không rõ ràng.

Ngay khi phát hiện 1 hoặc nhiều các dấu hiệu kể trên, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai. Nếu không có hướng điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả, bệnh giang mai có thể tiếp tục phát triển và chuyển sang giai đoạn xuất hiện các gôm hoặc củ giang mai để lại nhiều tác hại nguy hiểm cho người bệnh như để lại sẹo, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm màng não, thậm chí là dẫn đến tử vong; phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây nhiễm bẩm sinh sang cho thai nhi….

Chưa kể trong năm đầu tiên nhiễm bệnh, nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai cho các đối tượng khác qua con con đường quan hệ tình dục càng cao.

Chính vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện của bệnh giang mai như trên, trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì bạn nên nhanh chóng đi khám. Đây là cách chính xác nhất để xác định bản thân có bị nhiễm bệnh hay không cũng như nhận biết bệnh phát triển ở mức độ nào, từ đó có hướng điều trị bệnh giang mai chính xác và hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương. Nếu như bạn vẫn có điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.

Phòng khám đa khoa Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat