Bệnh giang mai ở giới nữ do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, là một loại vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh chóng. Đây là một loại bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV. Nếu không phòng tránh và kiểm soát bệnh giang mai sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh và toàn xã hội. Vậy nguyên nhân bệnh giang mai là gì? Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ chia sẻ trong nội dung bài viết này.
Nguyên nhân bệnh giang mai là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở phụ nữ có thể do:
- Quan hệ tình dục không an toàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai ở phụ nữ phổ biến và cũng dễ truyền nhiễm nhất. Việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều đối tượng bạn tình. Dù là quan hệ bằng miệng, dùng tay kích thích đều có thể là nguyên nhân bệnh giang mai.
- Sử dụng các đồ vật trung gian chung như quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt, khăn tắm cũng là nguyên nhân gây bệnh giang mai.
- Lây qua đường truyền máu, cho hoặc nhận máu không rõ nguồn gốc. Trong máu cho chứa xoắn khuẩn giang mai dễ dàng nhiễm trực tiếp vào máu nhận.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua nhau thai hoặc khi trẻ đi qua âm đạo của người mẹ.
- Việc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở, lở loét chứa khuẩn giang mai cũng là nguyên nhân của bệnh giang mai.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn
Bệnh giang mai được diễn biến qua 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn. Sau khi nhiễm bệnh từ 3 – 90 ngày ở nữ giới sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
Giai đoạn 1:
Tại những vị trí nhiễm khuẩn, sẽ xuất hiện những vết lở loét có bán kính 1- 3 cm. Bề mặt nhẵn, không bị chảy nước, chảy mủ, màu đỏ hồng, không gây đau hoặc ngứa. Những vết lở loét này còn được gọi là săng giang mai. Thường xuất hiện ở các vị trí: môi lớn, môi bé, âm đạo, tử cung, cổ tử cung, hậu môn, trong khoang miệng, lưỡi…
Các săng giang mai này xuất hiện từ 3 – 6 tuần, sau đó tự biến mất mà không cần điều trị. Bệnh nhân lầm tưởng bệnh đã khỏi nhưng thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn 2, nguy hiểm hơn.
Giai đoạn 2:
Ở giai đoạn 2, bệnh giang mai sẽ làm xuất hiện những vết ban màu đỏ hồng tại nhiều vị trí trên cơ thể. Dễ thấy nhất là tại ngực, các chi, bụng, lòng bàn tay. Những vết ban này không nổi lên bề mặt da, không bong vảy, khi ấn vào sẽ tự lặn đi.
Một số trường hợp khác có thể xuất hiện vết phỏng nước, vết loét, mảng sần sủi, không liên kết với nhau có viền bị sùi dễ bong vảy. Nếu vô tình cọ sát, va chạm sẽ khiến các vết loét bị chầy xước, chảy dịch mủ.
Các triệu chứng giang mai này cũng sẽ biến mất sau 3 – 6 tuần và chuyển sang gia đoạn tiềm ẩn của bệnh.
Giai đoạn tiềm ẩn:
Trong giai đoạn này, bệnh không biểu hiện ra bên ngoài bằng các dấu hiệu dễ nhận biết. Nhưng vi khuẩn đang xâm nhập dần vào các cơ quan bên trong cơ thể. Quá trình này có thể kéo dài từ 1 – 3 năm và không bị lây nhiễm cho người khác.
Giai đoạn 3 – giai đoạn cuối:
Ở giai đoạn cuối của bệnh, vi khuẩn không bị lây lan. Có xuất hiện những triệu chứng bất thường, cụ thể như:
- Xuất hiện củ giang mai: có khối u, đỏ mận hoặc hơi tím. U có bán kính từ 1 – 3cm, không liên kết với nhau. Khi củ giang mai bị hoại tử sẽ dẫn đến lở loét hoặc hoại tử teo. Nếu củ giang mai xuất hiện tại nhiều vị trí quan trọng trên cơ thể sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Giang mai thần kinh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, mạch máu não, động kinh, đột quỵ, sinh ảo giác, suy nhược, trầm cảm.
- Giang mai tim mạch gây biến chứng nặng nhất là gây phình mạch.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân bệnh giang mai ở nữ giới, các triệu chứng và cách chữa trị. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này cũng như các phòng tránh hiệu quả.
Nếu như bạn vẫn có điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.
Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!