Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Tìm hiểu bệnh giang mai là bệnh gì?

Trong số các bệnh hoa liễu kinh điển, bệnh giang mai có thể coi là một trong số các bệnh lý nguy hiểm nhất thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vậy bệnh giang mai là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này với các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương nhé!

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì?

Theo các tài liệu y khoa cổ, bệnh giang mai được ghi nhận từ 400 năm trước và cho đến tận ngày nay bệnh vẫn rất phổ biến với số ca nhiễm thêm hàng năm vẫn cao. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra và để lại nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Thời gian ủ bệnh giang mai từ 3-4 tuần sớm nhất là 10 ngày và chậm nhất là 90 ngày. Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn có các đặc điểm đặc trưng riêng và thường lây nhiễm mạnh nhất trong thời kì ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn.

Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai có 4 giai đoạn với những đặc trưng riêng như sau:

Giai đoạn 1: Nếu người bệnh phát hiện ra được bệnh ngay ở giai đoạn này thì việc chữa trị tương đối đơn giản, nhanh chóng, dứt điểm, ít để lại di chứng xấu cho cơ thể.

Ở giai đoạn này, trên cơ thể người bị bệnh giang mai có những biểu hiện như vết loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục, nông, màu đỏ, nhẵn, không gây đau đớn hay ngứa ngáy, không làm mủ, hạc nổi dày đặc 2 bên bẹn, cứng nhưng không gây đau đớn cho người bệnh.

Điều đặc biệt là người bệnh không gặp bất cứ sự khó chịu nào khác từ bệnh cộng với việc những biểu hiện này chỉ kéo dài từ 2 – 6 tuần rồi tự biến mất. Chính vì thế khiến cho người bệnh chủ quan cho là bệnh đã khỏi nhưng thực chất bệnh đang chuyển sang giai đoạn thứ 2.

Giai đoạn 2: Bệnh giang mai ở giai đoạn 2 thường kéo dài từ 3 – 6 tuần với những biểu hiện như sau.

Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc hơi tím ở khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nốt ban không gây đau, không gây ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào thì biến mất, không bong, tróc vảy.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Người bệnh cũng có thể có hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bề mặt da. Các nốt này mang theo dịch và nước, rất dễ bị vỡ ra do cọ xát. Vì vậy mọi người có thể bị nhiễm khuẩn giang khi không may tiếp xúc, đụng chạm, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân của người bệnh có chứa các dịch này.

Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng giang mai khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, họng đau, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, sụt cân, kém ăn. Hiếm gặp hơn người bệnh có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, rụng tóc, viêm giác mặc… Sau đó, các triệu chứng ở giai đoạn này tự biến mất và bệnh chuyển sang gia đoạn tiền ẩn.

Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, người bệnh thường không biết mình mang bệnh bởi nó không có những biểu hiện đặc trưng vì vậy muốn biết có bị bệnh giang mai hay không, người bệnh cần đi xét nghiệm huyết thanh. Thời kỳ đầu của giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh vẫn có thể lây truyền cho người khác nếu không có biện pháp phòng ngừa. Nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, cực kì nguy hiểm.

Giai đoạn cuối: Bệnh giang mai giai đoạn cuối thường xảy ra từ 3 – 15 năm từ ngày nhiễm khuẩn giang mai và thậm chí có trường hợp đến tận vài chục năm mới diễn biến tới giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn mà bệnh không còn khả năng gây nhiễm cho những người xung quanh nhưng lại vô cùng nguy hiểm với người bệnh bởi không thể chữa khỏi triệt để.

Nguyên nhân bị bệnh giang mai là gì?

Nguyên nhân bệnh giang mai là gì?

Nguyên nhân bệnh giang mai là gì?

  • Do quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh: Bởi giang mai là một bệnh xã hội nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
  • Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc trong khi đang mang thai bị mắc bệnh có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối khiến đứa trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy khi người nào đó vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường máu: Vô tình truyền máu của người bị giang mai cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
  • Ôm hôn, hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là nguyên nhân lây truyền căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ này khá ít.

Cách điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Khi bệnh đã ở cuối giao đoạn tiềm ẩn và trong giai đoạn cuối thì không thể chữa triệt để được, vì vậy các biện pháp điều trị bệnh giang mai chỉ nhằm giảm quá trình tiến triển và hạn chế biến chứng sau này.

Ở giai đoạn 1 và 2, người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêm hoặc uống liều duy nhất. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, một số loại thuốc có thể sử dụng được nhưng cũng có những loại thuốc không phù hợp và gây ra những biến chứng không nên có với thai nhi.

Thuốc điều trị bệnh giang mai là gì?

Thuốc điều trị bệnh giang mai là gì?

Ở giai đoạn cuối của bệnh giang mai, bệnh nhân cũng tiêm các liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý sau khi chữa bệnh khoảng 3 tháng người bệnh cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2 đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc. Trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát, bác sỹ sẽ phải tăng gấp đôi liều lượng thuốc.

Lưu ý

Các biện pháp trên chỉ có thể chữa được bệnh giang mai chứ không làm mất các tổn thương do giang mai gây ra trước đó. Vì vậy mọi người cần có lối sống lành mạnh để tránh mắc và lây truyền bệnh giang mai.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương. Nếu như bạn vẫn có điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.

 

Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat