Bệnh lậu giang mai là gì? Nghe tên loại bệnh này có vẻ lạ nhưng thực tế nó rất quen thuộc. Bản chất của bệnh lậu giang mai chính là trên cơ thể một người bị mắc cả bệnh lậu và bệnh giang mai – hai bệnh xã hội chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục và có tính chất nguy hiểm.
Bệnh lậu giang mai là gì?
Bệnh lậu giang mai là cách gọi tắt của bệnh lậu và bệnh giang mai.
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, bệnh chia thành 3 giai đoạn. Bệnh gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, đứng thứ hai chỉ sau căn bệnh HIV/ AIDS.
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội phổ biến nhất do vi khuẩn song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Loại vi khuẩn này rất ưa thích sống ở những nơi ẩm ướt, ấm áp và kín đáo. Ai cũng có thể mắc phải bệnh này, nếu bị lây từ những người xung quanh. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về biểu hiện của bệnh lậu giang trên cơ thể bệnh nhân.
Biểu hiện của bệnh lậu giang mai
Bệnh lậu cấp tính
Triệu chứng bệnh lậu cấp tính ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 – 6 ngày ngày, đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Triệu chứng bệnh lậu cấp tính ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới rất kín đáo, nhất là biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung. Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu rắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tẩy đỏ, có mủ).
Bệnh lậu mãn tính
Ở nam giới: Dấu hiệu bệnh lậu mãn tính là tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mãn tính và khi đã trở thành lậu mãn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống lậu.
Ở nữ giới: Đa số bệnh sang giai đoạn mãn tính ngay từ đầu, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây viêm hậu môn (do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn). Điểm quan trọng của lậu mãn tính ở nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình dục đặc biệt là gái mại dâm.
Dấu hiệu bệnh giang mai
Thời gian ủ bệnh giang mai từ 2 – 4 tuần với 3 giai đoạn
- Từ 10 – 90 ngày xuất hiện những nốt màu đỏ trên da không ngứa, không đau, các nốt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, xuất hiện vết loét tại các bộ phận sinh dục, vết loét nông không bờ, không mủ và ngứa, đáy vết loét thâm kéo theo nổi hạch ở hai bên bẹn. Triệu chứng này tự biến mất sau 2 – 8 tuần.
- Sau giai đoạn 1 khoảng 40 ngày thấy cơ thể phát ban nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, chủ yếu biểu hiện bằng những tổn thương trên da, có thể gây sốt, ăn không ngon, người mệt mỏi, giảm cân nhanh, trạng thái rất dễ bị nhầm với những bệnh khác.
- Giang mai phát triển trong phủ tạng, tùy vào bộ phận bị nhiễm bệnh giang mai, não, hệ thần kinh bị phá hủy nặng gây biểu hiện người bệnh gầy yếu, rụng tóc, tâm thần, liệt, thậm chí gây tử vong.
Bị bệnh lậu giang mai phải làm sao?
Bị bệnh lậu giang mai phải làm sao là nỗi lo lắng của những người phát hiện bị mắc bệnh. Theo các chuyên gia, khi thấy những triệu chứng bệnh lậu giang mai như trên, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Điều trị bệnh lậu giang mai là việc đẩy lùi được 2 vi khuẩn gây bệnh, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được chữa trị sớm và đúng cách. Ngược lại, bệnh sẽ khó chữa, có những biến chứng nguy hiểm đến cả nam và nữ giới.
Uống thuốc và tiêm thuốc: Sử dụng thuốc và tiêm đặc trị. Và sử dụng liều ở nữ gấp đôi so với nam giới do việc điều trị bệnh lậu giang mai ở họ lúc nào cũng khó khăn hơn.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, thuốc uống và tiêm sẽ cho những dấu hiệu tích cực, cải thiện bệnh tình rõ rệt. Giai đoạn này, nếu phát hiện sớm thì chỉ cần dùng kháng sinh đặc trị thường đủ để tiêu diệt. Với những người bị dị ứng với thuốc thì sẽ được thay thế bằng những liều khác nhưng phải được sử dụng dưới sự chỉ định cụ thể và theo dõi của bác sĩ. Bệnh nhân nên đi khám lại sau đợt uống thuốc.
Những lưu ý khi điều trị bệnh lậu giang mai
Trong quá trình tham gia điều trị bệnh giang mai, bệnh nhân cần lưu ý:
- Không thực hiện hành vi quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hẳn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, không nên sử dụng vòi hoa sen để rửa.
- Nên động viên bạn tình của mình đi khám cùng để sớm có biện pháp chữa bệnh kịp thời nếu cũng mắc bệnh.
Bệnh lậu giang mai là căn bệnh vô nguy hiểm, đặc biệt với những người trong độ tuổi sinh sản, càng cần tìm hiểu để nắm vững kiến thức về bệnh để bảo vệ chính mình. Khi mắc cả hai bệnh này thì cách chữa trị càng thêm tốn kém và phức tạp, vì vậy hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín, chất lượng. Đặc biệt không nên chủ quan, cần phát hiện bệnh sớm để dễ dàng điều trị hơn, uống thuốc và thực hiện nghiêm túc những lưu ý trong điều trị và không tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương. Nếu như bạn vẫn có điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.
Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!