Đối với hội chị em thì những ngày đèn đỏ vẫn luôn bị coi là nối ám ảnh dai dẳng bám theo mỗi tháng. Song hiện tượng này cũng là căn cứ để chị em có thể phần nào hiểu được tình hình sức khỏe của bản thân trong những ngày hành kinh. Vậy hãy cùng tìm hiểu một số dấu hiệu kinh nguyệt bất thường như kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt có mùi hôi, kinh nguyệt màu đen… để có hướng chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất.
1 số hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới
Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới mà chị em cần chú ý để hạn chế tối đa những ảnh hưởng và hậu quả không tốt cho sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản.
Kinh nguyệt ra ít
Một trong những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp là hiện tượng kinh nguyệt ra ít, xuất phát từ một nguyên nhân nào đó mà kinh nguyệt ít hơn so với những kỳ kinh bình thường trước.
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít
Một chu kỳ nguyệt san bình thường sẽ có thời gian hành kinh kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, lượng máu kinh mất đi mỗi chu kỳ khoảng 60 – 80ml. Khi thời gian hành kinh dưới 3 ngày, hoặc lượng máu kinh mất đi mỗi tháng dưới 20ml/ chu kỳ thì được gọi là hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Chị em có thể theo dõi xem bản thân có bị kinh nguyệt ít hay không bằng cách áng chừng theo số lượng băng vệ sinh sử dụng mỗi tháng.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Rất nhiều chị em không hiểu tại sao kinh nguyệt ra ít, các bác sĩ chuyên khoa Đông Phương xin giải đáp một số nguyên nhân kinh nguyệt ra ít như sau:
– Do tâm lý, áp lực kéo dài, stress, căng thẳng khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ và gây kinh nguyệt ít;
– Do ăn uống không hợp lý, thiếu chất trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, đồng thời tác động đến chu kỳ kinh;
– Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, nhất là những loại thuốc tránh thai khẩn cấp khiến cho lớp nội mạc tử cung không thể dày lên và bong ra tạo thành kinh nguyệt;
– Do nạo phá thai nhiều lần, làm mỏng lớp nội mạc tử cung, đến kỳ kinh lớp này khó có thể dày lên và gây nên hiện tượng kinh nguyệt ra ít;
– Do các bệnh lý ở tử cung như dính cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung….;
– Do các bệnh lý ở buồng trứng như suy buồng trứng, đa nang buồng chứng, tắc buồng trứng…. gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng cũng như kinh nguyệt của chị em;
– Do nguyên nhân khác như chị em bị thiếu máu, đái tháo đường, mắc bệnh gan..
Kinh nguyệt màu đen
Thông thường máu kinh nguyệt có màu đỏ hơi sẫm, có kèm theo trong máu các mảng nhỏ của nội mạc tử cung, tế bào da ở âm đạo, dịch cổ tử cung. Khi kinh nguyệt có màu đen chứng tỏ kinh nguyệt đang có dấu hiệu bất thường, bị rối loạn.
Tình trạng bất thường này thường gặp nhất ở các dạng như:
– Kinh nguyệt màu đen ngày đầu tiên hành kinh;
– Kinh nguyệt màu đen và có mùi hôi;
– Kinh nguyệt màu đen nâu và vón cục;
– Kinh nguyệt màu đen sẫm, vón cục và có cặn…
Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt có màu đen có thể kể đến như:
– Do rối loạn nội tiết tố, khiến lớp lót tử cung tăng cao quá mức và bong tróc, khiến ra nhiều máu kinh có màu đen do bị ứ đọng lâu ngày, bị vón cục;
– Do yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng kéo dài, trầm cảm, làm xáo trộn sự cân bằng của hormone, làm dày lớp niêm mạc, gây ra tình trạng chảy nhiều kinh nguyệt màu đen, có thể vón cục;
– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc đặc trị một số bệnh… cũng có thể tác động đến màu sắc và lượng máu kinh;
– Do ảnh hưởng của quá trình đông máu, nhưng khi cục máu đông đã ra ngoài thì sau vài ngày máu kinh sẽ trở lại màu sắc như bình thường;
– Do cấu trúc bất thường của cổ tử cung, hẹp hơn bình thường cũng khiến kinh không thông, dẫn đến kéo dài kỳ kinh (hay còn gọi là rong kinh), máu kinh nguyệt có màu đen;
– Do bệnh phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến, u xơ, u nang tử cung… làm dòng lưu thông kinh nguyệt bị cản trở khi thoát ra ngoài, dẫn đến dồn ứ và ảnh hưởng đến lượng cũng như màu sắc máu kinh chảy ra ngoài.
Kinh nguyệt có mùi hôi
Thông thường, kinh nguyệt sau khi được đẩy ra bên ngoài cơ thể thường chỉ có mùi tanh rất nhẹ (mùi máu) hoặc không có mùi. Tuy nhiên, trường hợp chị em cảm thấy kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu thì có thể cơ thể đang gặp phải một vấn đề nào đó cần theo dõi.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi có thể kể đến bao gồm:
– Do không đảm bảo vệ sinh trong thời kỳ hành kinh, không đảm bảo thường xuyên thay băng vệ sinh, lượng máu kinh thoát ra bị chết, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu.
Hơn nữa, không đảm bảo vệ sinh còn có thể làm tổn thương lớp niêm mạc tử cung, tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phụ khoa cho nữ giới;
– Do một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm buồng trứng… cũng có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi tanh, kèm theo tình trạng ướt át, ngứa ngáy rất khó chịu tại vùng kín.
Kinh nguyệt ra nhiều bất thường
Một chu kỳ nguyệt san bình thường sẽ có thời gian hành kinh kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, lượng máu kinh mất đi mỗi chu kỳ khoảng 60 – 80ml. Trái ngược với hiện tượng kinh nguyệt ra ít, khi thời gian hành kinh hơn 7 ngày, hoặc lượng máu kinh mất đi mỗi tháng vượt lượng máu cho phép thì được gọi là hiện tượng ra nhiều kinh nguyệt.
Những chị em có kinh nguyệt ra nhiều bất thường thường phải thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi giờ, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, đau bụng dưới, cơ thể suy nhược….
Tại sao kinh nguyệt ra nhiều bất thường?
Kinh nguyệt ra nhiều bất thường có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:
– Do rối loạn nội tiết tố, kích thích các lớp niêm mạc thành tử cung sản sinh;
– Do tác dụng của thuốc phá thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp;
– Do các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm nội mạc, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang….
Cách chữa kinh nguyệt ra nhiều
Một số cách chữa kinh nguyệt ra nhiều mà chị em nên tham khảo gồm:
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng cách thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý bởi tình trạng thừa cân cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều kinh nguyệt. Đặc biệt nên chú ý bổ sung chất sắt và chất xơ cho cơ thể;
– Uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm để duy trì lượng hormone estrogen cũng như chức năng thải độc của gan và thận;
– Hạn chế tình trạng suy nghĩ quá nhiều hay làm việc quá sức, nên giữ cho tinh thần thoải mái, và thường xuyên tập thể dục, thể thao…;
– Giảm tiếp xúc với Xenoestrogen (một dạng của estrogen nhân tạo – được tìm thấy trong một số sản phẩm vệ sinh cá nhân, đồ nhựa…);
– Sử dụng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt ra nhiều theo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn;
– Trường hợp kinh nguyệt ra nhiều bất thường do một bệnh lý nào đó thì cần được thăm khám, chẩn đoán xác định, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Không có kinh nguyệt
Hiện tượng không có kinh nguyệt còn được gọi là tình trạng vô kinh, được chia ra làm 2 trường hợp, gồm có:
– Vô kinh nguyên phát, khi nữ giới không có kinh nguyệt dù đã quá 18 tuổi;
– Vô kinh thứ phát, khi trước đó đã có kinh nguyệt nhưng tự nhiên sau đó không ra kinh nguyệt nữa trong vòng 3 – 6 tháng.
Tại sao không có kinh nguyệt?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng không có kinh nguyệt nguyên phát và thứ phát. Vậy tại sao không có kinh nguyệt?
Nguyên nhân không có kinh nguyệt nguyên phát
Không ra kinh nguyệt nguyên phát thường bắt nguồn do những dị tật bẩm sinh tại bộ phận sinh dục hoặc các tuyến nội tiết có liên quan đến hoạt động sinh dục, như:
– Không có âm đạo, không có vách ngăn âm đạo, không có tử cung;
– Màng trinh không thủng;
– Teo buồng trứng bẩm sinh, teo tuyến yên bẩm sinh…;
Chị em có thể căn cứ vào sự phát triển vú, lông mu để nhận biết những dị tật bất thường này. Ví dụ như như lông mu, vú không phát triển thì có thể bị teo bẩm sinh tuyến yên hoặc buồng trứng….
Nguyên nhân không có kinh nguyệt thứ phát
– Do mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh gây ra tình trạng không ra kinh nguyệt sinh lý;
– Do tuyến yên sau đẻ bị băng huyết dẫn đến hoại tử;
– Do bị dính buồng tử cung do nạo phá thai hoặc lao sinh dục;
– Do rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến vỏ thượng thận, tuyến giáp, gây tăng tiết hormone nam giới thay vì hormone nữ giới;
– Do suy sớm buồng trứng, buồng trứng bị suy giảm chức năng khiến các nang noãn không hoàn thành chức năng tiết hormone;
– Do mắc bệnh lý liên quan đến buồng trứng như khối u buồng trứng….
Không ra kinh nguyệt phải làm sao?
Với các trường hợp vô kinh nguyên phát, phụ huynh nên chú ý đến bé gái đến tuổi dậy thì mà mãi không thấy có kinh nguyệt thì cần nhanh chóng đưa bé đi khám thì tìm hiểu nguyên nhân cũng như có hướng khắc phục hiệu quả.
Với các trường hợp vô kinh thứ phát thì nên chú ý, nếu trên 3 tháng chưa có kinh thì cũng nên đi khám để xác định nguyên nhân. Đầu tiên là kiểm tra có mang thai hay không, nếu không thì cần khám phụ khoa càng sớm càng tốt để sớm điều trị.
Lời khuyên từ bác sĩ:
Khi thấy kinh nguyệt của bản thân gặp bất cứ bất thường nào thì cần nhanh chóng đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, việc để tình trạng bất thường kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây hại đến khả năng sinh sản trong tương lai.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới cũng như các vấn đề phụ khoa khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sỹ trực tuyến” hoặc trực tiếp gọi đến đường dây nóng 0983 000 497 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn.
Phòng khám đa khoa Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!