Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là một loại biến đổi thường gặp nhất ở những đối tượng ở tuổi dậy thì. Việc tìm hiểu các thông tin về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ giúp bạn gái có hướng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe phụ khoa một cách hiệu quả và tốt nhất.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản ánh tình trạng sức khỏe phụ khoa của người phụ nữ, bất cứ một vấn đề nào xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng và khiến kinh nguyệt bất thường. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của các chị em như trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô kinh….
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ không phải là bệnh mà là đây là dấu hiệu cảnh báo một hoặc một số vấn đề hoặc bệnh lý gây ra những bất ổn về nội tiết tố và kinh nguyệt ở nữ giới.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?
Tuổi dậy thì là độ tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý của người con gái. Và cột mốc lớn đánh dấu sự phát triển của người con gái chính là kinh nguyệt. Và giai đoạn này rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt bất thường diễn ra trong độ tuổi dậy thì. Thông thường mất khoảng 3 năm kinh nguyệt sẽ dần đi vào ổn định và cân bằng hơn.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng những thất thường của số lượng máu kinh, chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh cùng các triệu chứng khác.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là do ở giai đoạn này, nội tiết tố cùng hormone nữ vẫn chưa điều hòa ổn định. Hơn nữa, chức năng của cơ quan sinh dục nữ như chức năng buồng trứng vẫn chưa hoàn thiện.
Từ đó xảy ra tình trạng không phóng noãn, từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt không đều.
Tuy nhiên, bạn gái cũng nên chú ý xem cơ thể có xuất hiện những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt bất thường khác như mệt mỏi mỗi khi tới kỳ kinh hoặc máu kinh có tính chất bất thường, thống kinh, chuột rút hoặc sốt kinh nguyệt… không.
Nếu có thì tốt nhất nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nào đó như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, u xơ tử cung, hội chứng phần phụ hoặc viêm tiểu khung…
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Có khoảng 70% trường hợp nữ giới ở độ tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi trường hợp lại khác nhau:
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt về chu kỳ kinh
– Vòng kinh không có quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh không đều, có thể vài ngày cũng có thể kéo dài vài tháng;
– Chu kỳ kinh ngắn và thời gian chỉ ít hơn 21 ngày;
– Kinh nguyệt thưa, chu kỳ kinh trong khoảng 36 ngày – 6 tháng;
– Bế kinh (hay tắc kinh), kinh nguyệt không xuất hiện dù trên 18 tuổi hoặc biến mất khoảng 3 tháng trở lên mới có trở lại;
– Vô kinh nguyên phát (đến tuổi dậy thì vẫn chưa có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (có kinh rồi nhưng lại đột ngột biến mất khoảng 6 tháng).
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt về số ngày hành kinh
– Rong kinh kéo dài hơn 7 ngày mà lượng máu kinh mất đi hơn 80ml;
– Rong huyết, có thể xuất hiện ở bất cứ chu kỳ nào không theo chu kỳ.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt về lượng máu kinh
– Cường kinh (lượng máu hành kinh mất nhiều hơn bình thường), tình trạng kéo dài có thể gây thiếu máu;
– Thiểu kinh (lượng máu hành kinh mất ít hơn bình thường, ít hơn 20ml và số ngày hành kinh dưới 3 ngày).
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt về các triệu chứng đi kèm
– Thống kinh (đau bụng khi đến ngày hành kinh), diễn ra trước hoặc trong kỳ kinh, mức độ mỗi người sẽ khác nhau;
– Máu kinh thay đổi tính chất về màu sắc (đỏ tươi, đen nâu..), về tình chất (vón cục..), về mùi (mùi hôi, tanh…). Trường hợp này cũng nên đi khám vì có thể là triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Rối loạn kinh nguyệt có sao không? Thực tế thì hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì được coi là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần phải chữa trị.
Một số trường hợp tình trạng kinh nguyệt bất thường này có thể gây ảnh hưởng này đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt hằng ngày của bạn gái thì có thể tham khảo ý kiến bác sỹ một số biện pháp hỗ trợ.
Phần lớn các trường hợp kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường, ổn định và đều hơn khi nữ giới bước vào độ tuổi trưởng thành (qua 20 tuổi).
Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài sau 20 tuổi hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường thì chị em cần thăm khám để sớm phát hiện các vấn đề bệnh lý có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
Cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt
Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì cũng như có một chu kỳ kinh khỏe mạnh, nữ giới cần quan tâm đến một số điều sau, cụ thể:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày có kinh nguyệt;
– Thường xuyên thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày để ngăn chặn điều kiện vi khuẩn xâm nhập và gây hại;
– Giữ cho cơ thể luôn ấm và hạn chế tiếp xúc với nhiều nước lạnh, kể cả khi tắm hay vệ sinh vùng kín;
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước để phát triển tốt về thể chất;
– Hạn chế đồ cay nóng, đồ lạnh, các chất kích thích hoặc nước có quá nhiều ga trong thời kỳ hành kinh;
– Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, hợp lý. Nên tránh thức khuya và vận động mạnh, chỉ nên vận động cơ thể nhẹ nhàng.
Các bậc phụ huynh cũng như bản thân bạn gái cũng nên theo dõi tình hình “bé Nguyệt” của mình để sớm phát hiện các bất thường và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả, tránh để rối loạn kinh nguyệt chuyển thành bệnh lý.
Trên đây là một số chia sẻ về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sỹ trực tuyến” để được tư vấn cụ thể hơn.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!