Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Nguyên nhân chậm kinh là gì? Chậm kinh có sao không?

Hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ là một trong những dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, thường xảy ra  ở nữ giới trong độ tuổi mới lớn, khi mới có kinh – đối tượng nắm bắt các kiến thức sức khỏe phụ khoa rất ít ỏi. Vậy bạn có biết tại sao lại bị chậm kinh nguyệt không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân chậm kinh nguyệt cũng như các vấn đề khác như tác hại, dấu hiệu kinh nguyệt thông qua nội dung ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt là gì?

Nguyên nhân chậm kinh là gì?

Nguyên nhân chậm kinh là gì?

Là một hiện tượng khá thường gặp nhưng không phải ai cũng nắm rõ được lý do vì sao chậm kinh nguyệt.

Theo ý kiến chuyên khoa của các bác sỹ tại Phòng khám Đông Phương, các nguyên nhân dẫn đến chậm kinh có rất nhiều, có thể kể đến như:

Do yếu tố tâm lý

Thông thời cơ thể người phụ nữ trong thời gian chuẩn bị rụng trứng thường rất mệt mỏi do lượng hormone tăng kéo theo thân nhiệt tăng, đây cũng là thời điểm tâm trạng không được ổn định.

Những yếu tố tâm lý như stress, buồn phiền hay lo lắng kéo dài có thể tác động khiến sự rụng trứng bị tác động mà xảy ra muộn hơn, kéo đến hiện tượng kinh nguyệt chậm, lâu xuất hiện.

Do chế độ sinh hoạt không hợp lý

Một chế độ sinh hoạt – làm việc – nghỉ ngơi không hợp lý, khoa học cũng có thể phá vỡ nhịp sinh học cơ thể, là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt.

Nhất là tình trạng làm việc để đầu óc căng thẳng kéo dài, không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thói quen thức đêm nhiều… không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn tác động đến cả các bộ phận chức năng của cơ thể.

Do vận động, tập thể thao mạnh

Cơ thể người phụ nữ nếu hoạt động quá sức, lao động chân tay nặng nhọc, luyện tập thể dục thể thao mạnh, tần suất cao… rất dễ bị mất năng lượng, gây ức chế thần kinh và hậu quả là hiện tượng kinh nguyệt chậm.

Do tăng – giảm cân đột ngột

Một nguyên nhân bị chậm kinh nguyệt phổ biến là tình trạng tăng – giảm cân một cách đột ngột với khối lượng lớn trong thời gian ngắn (vài tuần hoặc vài tháng). Tình trạng ép cân này có thể gây bất ổn lượng hormone cơ thể tiết ra và gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng.

[el598ff6d54bacd]

Do chế độ ăn uống thiếu chất

Ăn quá nhiều không phải là tốt, nhưng ăn quá ít sẽ gây thiếu chất cho cơ thể hoặc ăn thực phẩm bẩn có thể khiến kinh nguyệt không ổn định do bị nhiễm khuẩn, rối loạn hệ tiêu hóa…

Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất chứa cafein cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến chậm kinh.

Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu trong tháng đó chị em sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm… sẽ làm cho ngày “đèn đỏ” xuất hiện muộn hơn bình thường.

Do mắc bệnh phụ khoa

Các viêm nhiễm, bệnh lý tại phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung… cũng có khả năng tác động đến kinh nguyệt và làm chậm kinh.

Do sinh con hoặc nạo phá thai

Quá trinh sinh con hoặc các thủ thuật nạo phá thai nếu quá trình tiểu phẫu xảy ra vấn đề cũng gây ra tình trạng kinh nguyệt bất thường do ứ huyết, trì trệ kinh nguyệt.

Do mang thai

Ngoài ra, nguyên nhân chậm kinh nguyệt cũng có thể là do đã mang thai, nếu trước đó có phát sinh quan hệ tình dục.

Để biết có phải mình mang thai hay không, chị em tốt nhất sau 10 ngày từ lúc quan hệ nên sử dụng que thử thai để xác định chính xác.

Do mãn kinh

Nguyên nhân bị chậm kinh nguyệt cuối cùng là do tình trạng kết thúc chu kỳ kinh mãn tính, hay còn gọi là mãn kinh – tình trạng thường xuất hiện ở nữ giới từ 50 – 55 tuổi.

Triệu chứng chậm kinh ở phụ nữ

Triệu chứng chậm kinh là gì? Chậm kinh nguyệt có sao không?

Triệu chứng chậm kinh là gì? Chậm kinh nguyệt có sao không?

Thông thường, khi đến tuổi trưởng thành, nữ giới sẽ thấy xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Kỳ kinh thường có tính lặp lại hàng tháng theo chu kỳ và diễn ra vào một số ngày nhất định. Chu kỳ kinh bình thường dao động khoảng 28 – 32 ngày, có thể cộng trừ thêm 5 ngày.

Thế nhưng không nhiều người có chu kỳ kinh đều đặn, phần lớn chị em thường gặp phải hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ, gây ra nhiều phiền phức cho cuộc sống và sức khỏe.

Dấu hiệu chậm kinh dễ nhận biết nhất đó là tình trạng không thấy kinh nguyệt xuất hiện dù cho đã đến chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày hành kinh, có khi bị chậm kinh 5 ngày và chưa xác định được nguyên nhân chậm kinh là gì.

Ở một số trường hợp, chị em còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu chậm kinh khác như có cảm giác đau chướng tại vùng bùng dưới, căng tức ngực, đau 2 bên hông, thân nhiệt biến đổi không ổn định….

Nếu như trước đó, chu kỳ kinh của bạn khá đều đặn thì việc xác định tình trạng chậm kinh không có gì khó khăn. Nhưng nếu kỳ kinh vốn đã không đều thì nhiều khi chị em khó xác định, thậm chí là không phát hiện được.

Chậm kinh có ảnh hưởng gì không?

Bị chậm kinh có sao không? Thực tế thì ở một số trường hợp, tình trạng chậm kinh có thể coi là hiện tượng bình thường mà ai cũng phải trải qua, cụ thể như:

–  Trường hợp mới hành kinh vài tháng hoặc 1 – 2 năm;

–  Trường hợp mới sinh hoặc đang trong thời gian cho con bú;

–  Trường hợp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 5 năm trước khi mất kinh hoàn toàn).

Tuy nhiên, hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ vẫn có thể gây ra những phiền toái nhất định đến sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ, tùy trường hợp nguyên nhân chậm kinh mà còn có thể tác động đến tính mạng của chị em. Vậy chậm kinh có ảnh hưởng gì không?

Ảnh hưởng đến tâm sinh lý

Tình trạng kinh nguyệt đến chậm kéo dài có thể bắt nguồn hoặc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, stress kéo dài… chưa kể những cơn đau tại vùng bụng dưới, vùng lưng càng khiến chị em thêm uể oải.

[el598ff6d54bacd]

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tình trạng chậm kinh khiến chị em không đoán được thời gian “bà Nguyệt” ghé thăm chính xác, lúc nào đi đâu cũng cần chăm chăm xem có dấu hiệu gì bất thường không, từ đó tác động rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc và học tập, nhất là hoạt động phòng the.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Nếu nguyên nhân chậm kinh nguyệt là do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì có thể lan rộng viêm nhiễm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Vì vậy, tốt nhất, chị em khi thấy xuất hiện tình trạng chậm kinh thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ khoa để được thăm khám, chuẩn đoán xác định, từ đó có hướng khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Đồng thời, chị em phụ nữ cũng nên thực hiện một số phương pháp sau để phòng tránh hiệu quả hiện tượng chậm kinh:

–  Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, hạn chế để tinh thần bị kích thích căng thẳng;

–  Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống, làm việc cũng như nghỉ ngơi tập luyện sao cho lành mạnh, cân bằng và khoa học;

–  Định kỳ 6 tháng/ lần đi khám phụ khoa để sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh phụ khoa dẫn đến chậm kinh.

Trên đây là một số chia sẻ về hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ, hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến bệnh cũng như các vấn đề phụ khoa khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sỹ trực tuyến” để được tư vấn cụ thể hơn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat