Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không? là câu hỏi mà hầu hết các chị em đang có nhu cầu đặt vòng thắc mắc. Hiện nay, đặt vòng là một trong bảy phương pháp tránh thai hiệu quả, được chị em lựa chọn vì tính an toàn và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, phổ biến và tiện lợi là vậy nhưng vòng tránh thai cũng “kén người”, một số đối tượng không thể đặt vòng. Chính vì vậy, khi chị em có mong muốn thực hiện thủ thuật này cần tham khảo ý kiến của chuyên gia đồng thời tìm hiểu các mặt lợi hại của phương pháp để xem đặt vòng có ảnh hưởng gì không đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng có an toàn không?

Đặt vòng có an toàn không?

Lợi ích không thể phủ nhận khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ trước đây và cả hiện nay lựa chọn. Phương pháp đem lại hiệu quả tránh thai với tỷ lệ rất cao, khá thoải mái, vòng tương đối bền và sử dụng khá dễ dàng, tiết kiệm chi phí.

Vòng tránh thai thể hiện những ưu điểm rõ rệt của nó như làm giảm lượng máu mất đi trong chu kỳ hành kinh, giảm những cơn đau bụng kinh, hạn chế sự xuất hiện và phát triển u xơ tử cung cũng như nguy cơ viêm vùng chậu… Hơn nữa, không giống như những phương pháp tránh thai khác, phương pháp đặt vòng không gây bất cứ ảnh hưởng gì cảm xúc trong “cuộc vui” giữa vợ và chồng.

Tuy sở hữu những lợi ích thiết thực như trên nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng biện pháp này. Hơn nữa, việc áp dụng không đúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người phụ nữ.

Đặt vòng tránh thai có an toàn không?

Đặt vòng tránh thai có an toàn không? có nguy hiểm gì không? Là những câu hỏi mà bất cứ người phụ nữ nào khi sử dụng phương pháp tránh thai này đặt ra. Đặt vòng tránh thai là thủ thuật nhỏ nên rất an toàn nếu chị em tìm đến những địa chỉ đặt vòng tránh thai uy tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, thủ thuật khéo léo, quá trình đặt vòng tránh thai đảm bảo vô trùng. Đặt vòng tránh thai không an toàn khi đến với địa chỉ kém chất lượng, không khám bệnh phụ khoa trước khi đặt vòng. Và đặt vòng tránh thai nguy hiểm nhất nếu phụ nữ ở trong trường hợp sau, các bác sĩ vẫn thực hiện đặt vòng, không khám bệnh kỹ trước khi thực hiện thủ thuật.

  • Chị em bị viêm nhiễm phụ khoa: Với trường hợp viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm hộ, viêm âm đạo…), chị em nên điều trị khỏi bệnh rồi hẵng tính đến đặt vòng tránh thai. Đối với trường hợp bị u xơ cổ tử cung hay polyp cần phẫu thuật cắt bỏ, chị en nên tham khảo ý kiến các bác sỹ để lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp hơn.
  • Với trường hợp chị em có cổ tử cung quá hẹp hoặc lỗ tử cung quá lỏng lẻo (do sa tử cung độ 2 trở lên..) thì đặt vòng cũng không phải là phương pháp tránh thai phù hợp.
  • Chị em bị bệnh tim, bệnh thiếu máu nặng, bị đông máu hay các tình trạng rối loạn về máu…. nên tìm đến các biện pháp tránh thai khác.
  • Những chị em mà chu kỳ kinh nguyệt không bình thường hoặc lượng kinh quá nhiều, ra quá nhiều lần hoặc đau kinh nghiêm trọng cũng cần xin ý kiến bác sỹ có nên đặt vòng không vì sử dụng phương pháp này có thể dẫn đến tăng nặng các triệu chứng xuất huyết và bệnh đau kinh.
  • Chị em có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung cũng không nên đặt vòng tránh thai.
  • Trường hợp phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung không phù hợp với loại dụng cụ này.

Chị em nên đi khám để bác sĩ tư vấn có phù hợp với phương pháp tránh thai này không và nếu phù hợp thì bạn nên sử dụng loại vòng nào.

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không? Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết: Bên cạnh những lợi ích tránh thai không thể chối cãi thì vòng tránh thai cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của chị em phụ nữ:

Ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt

  • Một rắc rối mà chị em thường phải đối diện khi đặt vòng tránh thai là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài và ra nhiều máu hơn. Đi kèm với đó luôn là những cơn đau bụng kinh. Tùy thuộc vào loại vòng tránh thai mà chị em lựa chọn mà có ảnh hưởng khác nhau. Nếu chị em đặt vòng tránh thai có chứa đồng sẽ khiến lượng máu kinh ra nhiều hơn. Nguyên nhân là do vòng tránh thai chèn ép màng tử cung, mài mỏng làm cho chất xuất huyết hay huyết quản tăng lên, nồng độ của thuốc kích hoạt của Fibrinogen trong màng tử cung tăng, làm cho quá trình tổng hợp và phóng ra của prosta-galandin mạnh hơn. Do đó huyết quản mở rộng, máu chảy nhiều hơn, làm ức chế tác dụng đông máu của tiểu cầu và fibrin, lượng kinh ra nhiều.
  • Còn khi sử dụng vòng tránh thai chứa nội tiết sẽ làm giảm triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí chị em có thể mất kinh nhưng hiện tượng này không đáng ngại. Nguyên nhân là do khi vòng tránh thai nội tiết phóng thích ra levonorgestrtrel (LNG) ở trong tử cung, sẽ làm giảm sự tăng sản nội mạc tử cung trong 3-6 tháng đầu sau đặt vòng, lượng máu kinh giảm.
  • Khi bị ảnh hưởng đến kinh nguyệt nhẹ thì không cần điều trị. Nhưng nếu đặt vòng khiến cho lượng kinh nguyệt ra quá nhiều gấp đôi khi chưa đặt, hoặc chu kỳ kinh quá ngắn hoặc rong kinh kéo dài thì cần điều trị để không bị thiếu máu cho cơ thể. Dùng thuốc từ 3 tháng không có tác dụng thì cần tháo vòng tránh thai.

Có thể gây thủng mô dạ con

Nếu làm sai thủ thuật trong quá trình đưa vòng vào cổ tử cung có thể dẫn đến thủng mô tử cung, gây chảy máu và các hiểm họa khôn lường khác. Vì vậy khi đặt vòng tránh thai, nếu thấy xuất hiện bất kỳ sự khác thường nào, chị em cần thông báo ngay cho các bác sĩ để xử lý kịp thời. Nguyên nhân là do vòng tránh thai bị tuột hoặc bị lệch khỏi vị trí, sau khi đặt vòng chị em làm việc nặng vận động mạnh. Phụ nữ sau sinh đặt vòng ngay cũng có hiện tượng vòng bị đẩy ra ngoài bởi tử cung co bóp.

Làm rối loạn nội tiết tố

Đặt vòng tránh thai có thể làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, khi không hợp với chủ nhân thì gây nên rối loạn nội tiết như mọc mụn, đau đầu, tức ngực, tâm trạng bất thường. Có thể gây lên phản ứng ở tâm não do căng thẳng mệt mỏi. Dẫn đến khí hư bất thường, khí hư ra nhiều hơn.

Nguy cơ gây u nang buồng trứng, viêm vùng chậu

Vòng tránh thai chứa nội tiết tố ( progestrone…) có thể gây u nang buồng trứng. Nhưng thật may mắn là dạng u này sẽ tự biến mất mà không phát triển thành ung thư. Đồng thời đặt vòng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng chậu nếu thủ thuật không an toàn.

Vẫn có thai ngoài ý muốn

Một số trường hợp đặt vòng tránh thai rồi mà vẫn có thai ngoài ý muốn, hay mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân có thể là do vợ chồng sinh hoạt trúng vào chu kỳ trứng rụng trước khi đặt vòng. Hoặc vòng tránh thai bị lệch, bị tuột khỏi vị trí.

Đặt vòng có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này không?

Đặt vòng có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Đặt vòng có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Vậy đặt vòng có ảnh hưởng gì không? Khi muốn sinh con, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của mình, nữ giới chỉ cần tháo vòng ra. Hầu hết chị em phụ nữ sau khi tháo vòng đều có thai trở lại.

Tuy nhiên một số ít trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề mang thai trở lại do đặt vòng tránh thai có thể gây ra thủng, gây sẹo ở thân tử cung, hoặc tình trạng viêm phần phụ khiến cho tử cung hay ống dẫn trứng bị tổn thương và làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra vòng tránh thai thường xuyên, định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thường thì cứ sau 3 – 6 tháng, chị em nên đi gặp bác sỹ để khám lại.

Ngoài ra, vì những lý do bất khả kháng nào đó mà nữ giới không thể gặp bác sỹ thì cũng đừng lo lắng vì bạn có thể tự kiểm tra vòng tránh thai sau mỗi kỳ kinh nguyệt thông qua kiểm tra dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Chị em cần lưu ý là phả rửa tay sạch sẽ trước và sau khi kiểm tra bằng xà phòng.

Nếu cảm thấy dây vòng ngắn hơn bình thường thì có thể vòng đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Còn nếu không thể sờ thấy dây này thì khả năng cao vòng đã bị tuột. Trong trường hợp này, bạn hãy gặp bác sỹ ngay và xin tư vấn và lời khuyên sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ.

[el598ff6d54bacd]

Cần làm gì để đặt vòng không ảnh hưởng gì?

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không? Lựa chọn khoảng thời gian thích hợp để đặt vòng, thời gian tốt nhất là ngay sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt, ngay sau khi hút thai hoặc 6 tuần sau sinh. Trước khi đặt vòng, bạn nên khám phụ khoa để chắc chắn rằng bạn không mắc bất cứ viêm nhiễm phụ khoa nào.

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần:

  • Nằm yên và nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không làm việc hay mang vác hay làm việc nặng trong vòng ít nhất một tuần sau khi đặt vòng.
  • Không nên ngâm mình lâu hay tắm lâu trong nước.
  • Sau khi đặt vòng khoảng 2 tuần mới nên sinh hoạt tình dục.
  • Chị em cần đi khám định kỳ từ 3 – 6 tháng. Đặc biệt, chị em cần chú ý nếu gặp phải các triệu chứng như dây vòng bị rơi, bị đau sau quan hệ tình dục, buồn nôn, sốt trên 38 độ, hay các bất thường về kinh nguyệt ( ra nhiều máu và kéo dài, có mùi khó chịu hoặc chậm kinh)… thì phải đi khám bác sỹ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

So với các phương pháp tránh thai khác thì đặt vòng tránh thai là phương pháp có tỷ lệ gây rủi ro thấp nhất. Do vậy, đừng quá lo lắng khi lựa chọn phương pháp này, chỉ cần tìm hiểu rõ và lựa chọn một cơ sở đặt vòng an toàn là bạn có thể tránh thai an toàn, thực hiện những dự định của bản thân.

Trên đây là những trao đổi của các bác sỹ tại phòng khám phụ khoa Đông Phương về vấn đề đặt vòng có ảnh hưởng gì không? Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 0989 555 497. Hoặc bạn đọc có thể gửi câu hỏi của bạn tại ĐÂY để được trả lời và tư vấn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat