Rất nhiều tỏ ra rất đỗi ngạc nhiên khi nghe tới bệnh sùi mào gà ở trẻ em, bởi từ xưa đến nay người ta vẫn mặc định rằng căn bệnh xã hội nguy hiểm này chỉ xảy ra với những người trưởng thành và có đời sống tình dục bừa bãi, phức tạp. Tuy vẫn chưa có những con số thống kê cụ thể, song trường hợp trẻ em bị sùi mào gà không phải hiếm gặp. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về sùi mào gà trẻ em thông qua nội dung ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân sùi mào gà ở trẻ em
So với người lớn, sức đề kháng của trẻ nhỏ thường kém hơn rất nhiều, nhất là các trẻ sơ sinh. Do đó, nếu không có sự đề phòng cẩn thận thì có thể lây nhiễm virus HPV sang cho trẻ một cách nhanh chóng trong thời gian rất ngắn.
Không lây truyền qua con đường quan hệ tình dục như ở người lớn, các con đường lây truyền bệnh sùi mào gà ở trẻ em có thể kể đến như:
Lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ nếu nhiễm bệnh sùi mào gà trong thời gian mang thai thì tại vị trí bộ phận sinh dục sẽ chứa rất nhiều virus HPV. Trẻ sơ sinh khi mới sinh có làn da rất mỏng, dễ xước xát, sức đề kháng cũng kém nên khi sinh trẻ qua cửa mình người mẹ rất dễ lây nhiễm virus HPV, dẫn đến sùi mào gà ở trẻ sơ sinh sau khi ra đời.
Lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với người mắc bệnh
Trường hợp người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm bệnh sang cho trẻ trong quá trình tiếp xúc với bộ phận sinh dục của trẻ em như tắm giặt, vệ sinh cho trẻ.
Lây truyền gián tiếp qua các vật dụng
Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu kém, hơn nữa trên cơ thể thường có những vết thương hở ngoài da do khá là hiếu động. Vì vậy trẻ cũng có khả năng cao lây nhiễm bệnh sùi mào gà khi sử dụng các vật dụng có chứa mầm bệnh như bồn tắm, bồn vệ sinh, quần áo…..
Nguyên nhân khác
Một nguyên nhân gây sùi mào gà trẻ em khác có thể kể đến (dù ít gặp) là do trẻ bị người mắc bệnh sùi mào gà lạm dụng tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng kín bị mắc bệnh.
Trẻ em bị sùi mào gà có nguy hiểm không?
Với trường hợp sùi mào gà ở người lớn, nguyên nhân thường do virus HPV tuýp 6 và 11 gây ra. Còn với trường hợp trẻ em bị sùi mào gà thì tuýp virus HPV đa dạng hơn. Vì vậy, nếu không có hướng điều trị sùi mào gà trẻ em thì có thể gây ra nhiều biến chứng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ.
Gây hậu quả liên quan đến đường hô hấp
Virus HPV làm gia tăng nguy cơ gây các bệnh vòm họng hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp sùi mào gà ở miệng trẻ em hoặc trong họng phát triển quá nhiều có thể khiến trả bị đau họng hoặc khó thở.
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể lực của trẻ
Với những trường hợp sùi mào gà ở trẻ sơ sinh (sùi mào gà ở miệng trẻ em), virus phát triển và hoạt động mạnh tại vị trí miệng hoặc họng có thể khiến bé bị khó chịu, cản trở việc bú mẹ hoặc bị nôn trớ khi bú mẹ.
Với những trường hợp trẻ em bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, virus phát triển mạnh có thể gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, khiến bé quấy khóc, không ăn ngủ được.
Tình trạng này kéo dài, lâu dần có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể lực của trẻ nhỏ.
Gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản sau này của trẻ
Nếu không có hướng chữa trị bệnh sùi mào gà ở trẻ em kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể kéo theo những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xơ…, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục và sinh sản trong tương lai của trẻ.
Hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em
Như đã phân tích ở trên, những tác hại mà bệnh sùi mào gà gây ra cho trẻ nhỏ là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, việc nắm bắt các kiến thức về bệnh cũng như tham khảo một số hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh có cơ sở để phát hiện bệnh ở trẻ một cách kịp thời, từ đó có hướng điều trị hợp lý.
Hình ảnh sùi mào gà ở trẻ em
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng trẻ em
Hình ảnh bé gái bị sùi mào gà
Hình ảnh bé trai 6 tuổi bị sùi mào gà
Cách chữa sùi mào gà ở trẻ em
So với người lớn thì cách chữa sùi mào gà ở trẻ em phức tạp hơn hẳn. Để đưa ra phương án điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn nhất cho trẻ nhỏ, các bác sĩ cần tiến hành thăm khám cẩn thận, cũng như thực hiện những xét nghiệm sùi mào gà cần thiết mới có thể đưa ra hướng điều trị dùng thuốc hay dùng phương pháp ngoại khoa tùy theo độ tuổi, cân nặng cũng như mức độ tiến triển bệnh của trẻ.
Đối với trường hợp trẻ em bị sùi mào gà, biện pháp điều trị mức độ nhẹ nhất là sử dụng thuốc bôi kết hợp việc vệ sinh vùng tổn thương theo sự chỉ định và yêu cầu của bác sĩ.
Đối với những trường hợp bệnh đã chuyển sang thể nặng hơn, cách chữa sùi mào gà ở trẻ em sẽ được thay đổi thành các phương pháp ngoại khoa, ví dụ như đốt. Các phương pháp này có thể gây chảy máu và làm đau trẻ, vì vậy có thể dẫn đến sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ.
Lời khuyên của bác sĩ:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc cha mẹ nên chú ý đến trẻ trong cả thời gian mang thai lẫn chăm sóc trẻ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh một cách hiệu quả. Đặc biệt, cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.
Trên đây là một số chia sẻ về hiện tượng sùi mào gà ở trẻ em.
Nếu còn thắc mắc về bệnh hãy để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT] các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, hoặc liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.
Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!