Một trong những biến chứng của bệnh quai bị là gây bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ. Tuy rằng chỉ có khoảng 7% tỷ lệ nữ giới bị viêm buồng trứng do quai bị song những hậu quả tâm sinh lý cũng như sức khỏe để lại cho người phụ nữ là vô cùng lớn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Chính vì vậy mà phòng tránh bệnh quai bị cũng là một cách để phòng tránh bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ.
Bệnh viêm buồng trứng do quai bị
Quai bị là gì?
Trước tiên, chúng ta nên cùng đi tìm hiểu xem quai bị là gì để hiểu rõ hơn những biến chứng nguy hại mà bệnh gây ra cho buồng trứng; cũng như những ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể và sức khỏe sinh sản.
Bệnh quai có thể gặp ở mọi đối tượng nam nữ, từ trẻ em đến người lớn, nhưng đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là khoảng 5 – 15 tuổi.
Thực chất quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai do virus Paramyxo gây ra. Virus khi có thời cơ sẽ xâm nhập vào cơ thể và phát triển theo cấp số nhân trong biểu mô đường hô hấp cùng các tổ chức hạch bạch huyết vùng cổ. Sau đó theo đường máu, virus lan tràn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm cao chính là cơ hội phát tán các loại mầm bệnh, virus như quai bị. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt, có cảm giác sưng đau tại tuyến nước bọt (có thể là một hoặc nhiều).
Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không kịp thời xử lý vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thần kinh, viêm tụy, viêm cơ tim,…
Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Khoảng 20 – 30% nam giới bị viêm tinh hoàn do quai bị biến chứng; Ở nữ giới, khoảng 10% trường hợp viêm buồng trứng do quai bị biến chứng.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu trường hợp biến chứng bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ do quai bị.
Dấu hiệu viêm buồng trứng do quai bị
Nếu không điều trị nhanh chóng và kịp thời bệnh quai bị, chị em có thể phải đối mặt với bệnh viêm buồng trứng do quai bị biến chứng. Tuy rằng khả năng bị biến chứng sang buồng trứng không cao, thế nhưng chị em cũng không nên vì thế mà thờ ơ.
Nếu gặp phải những biểu hiện dưới đây sau khi chữa trị gần khỏi bệnh quai bị, hãy nghi ngờ mình bệnh viêm buồng trứng do quai bị nhé, “phòng vẫn hơn chống” mà:
+ Có cảm giác đau bụng râm ran hoặc đau ở vùng chậu theo đợt, không liên tục
+ Kèm theo các biểu hiện khí hư ra nhiều bất thường, ra huyết trắng, có thể có triệu chứng nóng sốt.
Hãy chú ý những biểu hiện mà chúng tôi cung cấp trên đây. Nếu khi điều trị quai bị gần khỏi, các triệu chứng sốt, đau nhức đã dịu đi mà lại bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trên đây thì chị em nên đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán, nhanh chóng phát hiện bệnh viêm buồng trứng và có hướng xử lý kịp thời.
Cách điều trị hiệu quả
Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, điều trị viêm buồng trứng do quai bị sẽ có ba cách:
Phương pháp nội khoa – Điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp mà các triệu chứng ở bệnh nhân khá rõ ràng thì nên dùng thuốc điều trị viêm buồng trứng đặc biệt là thuốc kháng sinh trước tiên, sau đó có thể kết hợp một số loại thuốc liên quan.
Phương pháp vật lý trị liệu
Đây là liệu pháp có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, đồng thời cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng bằng cách tác động lên vùng chậu. Qua đó có thể làm giảm và loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm. Có thể sử dụng sóng ngắn hoặc chiếu tia hồng ngoại…. để vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân bị sốt, nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,5 độ thì khuyến cáo không được sử dụng phương pháp này.
Phương pháp ngoại khoa – Phẫu thuật điều trị
Trường hợp phương pháp dùng thuốc không đem lại hiệu quả, có thể xem xét tiến hành tiểu phẫu.
Cách phòng bệnh viêm buồng trứng do quai bị ở nữ giới
Một nguyên nhân viêm buồng trứng có thể là do quai bị biến chứng. Chính vì vậy mà phòng tránh bệnh quai bị cũng là một cách để phòng tránh bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ.
Với trường hợp chưa mắc bệnh quai bị
Nên tiêm phòng vacxin phòng quai bị cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Nếu trẻ bắt đầu tiêm từ khi 9 tháng tuổi thì sẽ cần tiêm 3 mũi chia đều thời gian từ khi 9 tháng đến khi trẻ 12 tuổi. Nếu trẻ tiêm khi 12 tháng thì chỉ cần tiêm 2 mũi chia đều thời gian từ khi 12 tháng đến khi trẻ 12 tuổi.
Trường hợp những người chưa có tiền sử mắc bệnh hay chưa tiêm phòng trước đó mà có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị thì cần được tiêm chủng khẩn cấp, dù là người lớn hay trẻ nhỏ.
Cần tiến hành tiêm chủng không quá 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Với trường hợp đã mắc bệnh quai bị
Chị em nên hình thành một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường năng lượng cho cơ thể, làm tăng sức đề kháng, cơ thể có khả năng chống lại bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng bệnh viêm buồng trứng.
Đồng thời, để ngăn chặn không cho virus phát tán nhanh hơn, chị em nên kiêng vận động hoàn toàn, hạn chế mọi hoạt động chạy nhảy.
Viêm buồng trứng do quai bị không thể lập tức gây vô sinh nữ nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cũng đem lại nhiều hậu quả cho tâm lý, sức khỏe và và một phần khả năng sinh sản của phụ nữ sau này. Vì vậy mà việc phòng bệnh quai bị cho trẻ cũng như các bạn gái tuổi dậy thì là vô cùng cần thiết. Trường hợp chị em nếu đã bị quai bị thì cũng cần có những biện pháp phòng tránh các biến chứng do bệnh gây ra, bao gồm bệnh viêm buồng trứng ở phụ nữ.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương (497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội) về vấn đề viêm buồng trứng do quai bị. Nếu còn chỗ nào chưa rõ, còn vấn đề nào chưa tỏ, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0983 000 497 để được tư vấn trực tiếp những thông tin hữu ích.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!