Tháo vòng tránh thai là điều chị em cần làm khi muốn sinh con tiếp theo. Hoặc khi vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng. Chị em có thể có nhiều lo lắng trong đầu về việc tháo vòng có đau không. Tháo vòng có ảnh hưởng gì không…. . Để giải đáp những thắc mắc của chị em, ở bài viết dưới đây, các chuyên gia phòng khám phụ khoa Đông Phương sẽ cung cấp các thông tin về tháo vòng tránh thai. Một bước vô cùng quan trọng mà chị em cần chú ý.
Tháo vòng tránh thai và một số điều cần biết về tháo vòng
Ưu thế không thể phủ nhận của vòng tránh thai
- Vòng tránh thai có tác dụng ngăn chặn không cho trứng gặp tinh trùng. Đồng thời ngăn chặn hoạt động làm tổ và phát triển thành bào thai của trứng.
- Vòng tránh thai được nhiều cặp cặp vợ chồng lựa chọn. Vì ưu điểm hiệu quả cao vừa tức thì (ngay từ thời điểm đặt vòng) vừa kinh tế (khoảng 5 năm).
- Và một ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác là dụng cụ này tương đối bền, sử dụng đơn giản. Vợ chồng vẫn giữ được cảm giác thoải mái và cảm xúc khi thăng hoa.
- Không chỉ vậy, vòng tránh thai có thể hạn chế lượng máu mất trong chu kì kinh. Làm giảm tình trạng đau bụng kinh, hạn chế nguy cơ u xơ tử cung và viêm vùng chậu.
Khi nào cần tháo vòng tránh thai?
Những loại vòng với chủng loại và kích cỡ khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Nhiều phụ nữ do cơ thể thích ứng với vòng tránh thai, đặt vòng tránh thai đến 20 năm vẫn chưa tháo ra. Do đó, căn cứ vào tình hình cụ thể ở mỗi người mà bác sỹ sẽ quyết định việc tháo vòng tránh thai.
Tuy nhiên có một số trường hợp dưới đây cần phải tiến hành tháo vòng:
- Vòng đã hết niên hạn sử dụng: Đối với chị em trong độ tuổi sinh đẻ, khi vòng hết niên hạn nên làm thủ thuật tháo vòng ra và thay bằng vòng mới. Còn với những phụ nữ đã qua, hết độ tuổi sinh đẻ thì không cần phải thay vòng mới nhưng tháo vòng là cần thiết.
- Vòng đang sử dụng bị long rơi ra một phần.
- Phát hiện thấy tử cung bị thủng trong quá trình đặt thì cần tháo vòng ngay.
- Những trường hợp ra máu không theo quy luật. Hoặc ra máu nhiều bất thường và kéo dài, qua điều trị vẫn không có kết quả
- Những trường hợp phụ nữ điều trị viêm vùng chậu cấp tính không thấy hiệu quả.
- Những phụ nữ mãn kinh quá nửa năm hoặc mắc u ác tính ở tử cung.
- Những phụ nữ muốn sinh con trở lại theo kế hoạch.
Cách tháo vòng tránh thai
Những chị em phụ nữ đã đến thời kỳ cần tháo vòng nhưng sức khỏe không được tốt. Hoặc mắc các bệnh ở thời kỳ cấp tính thì tạm thời chưa cần lấy vòng tránh thai ra. Chờ đến khi bệnh chuyển biến tốt và sức khỏe đã hồi phục trở lại.
Phụ nữ viêm nhiễm tại bộ máy sinh sản thì cần điều trị khỏi bệnh rồi mới tháo vòng tránh thai. Nên thực hiện tháo vòng tránh thai vào ngày gần sạch kinh, tức là khi sắp hết hành kinh. Sau khi tháo vòng tránh thai, tùy vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người. Bác sĩ sẽ kê liều lượng thuốc kháng sinh, kháng viêm để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn và dính buồng tử cung. Sau khi tháo vòng, chị em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ để phục hồi tình trạng sức khỏe.
Tháo vòng tránh thai đơn giản, tùy vào thời gian đặt vòng tránh thai mà việc lấy vòng ra dễ hay khó. Các bác sĩ kiểm tra và dùng dụng cụ đưa vào âm đạo và lấy vòng tránh thai ra.
Tháo vòng có đau không?
Không ít phụ nữ nghĩ rằng tháo vòng sẽ gây đau đớn. Bởi vòng tránh thai đã ổn định trong một thời gian dài nên càng bám chặt. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Phụ nữ tháo vòng đúng hạn thì việc lấy ra không vấn đề gì, chỉ cảm thấy nhói như khi đặt vòng. Thủ thuật khá đơn giản, nhanh gọn. Sau khi tháo vòng, nếu không thực hiện các biện pháp tránh thai khác thì sẽ có thể có thai như bình thường.
Việc tháo vòng quá hạn sẽ gây đau do vòng tránh thai bám dính vào thành tử cung. Vòng bị gãy rơi vào ổ bụng thì khó khăn hơn nhiều. Việc tháo vòng có đau không còn phụ thuộc vào thủ thuật của bác sĩ. Có thể hơi đau có hiện tượng xuất huyết âm đạo.
Những thay đổi của cơ thể khi tháo vòng tránh thai
Nhiều chị em lo sợ tháo vòng có đau không nhưng thực tế việc này không gây đau đớn như chị em tưởng tượng, tùy thuộc vào thời gian đặt vòng mà việc lấy vòng dễ hay khó hơn.
- Nếu như trường hợp chị em không có bất cứ bệnh lý gì bất thường về sản khoa. Khi tháo vòng tránh thai ra, sức khỏe vẫn bình thường. Một số trường hợp có thể sẽ ra ít máu ở âm đạo rồi tự hết, không phải điều trị gì thêm cả.
- Chị em cũng cảm thấy một số thay đổi về mặt tâm lý. Như có cảm giác hụt hẫng, tinh thần không được thoải mái, thấy thiếu cái gì đó.
- Tùy từng người mà tháo vòng để lại những tác dụng phụ. Như chảy máu, thay đổi hormone khiến bệnh nhân khó chịu trong người.
- Một số trường hợp do để vòng quá lâu. Hoặc chất lượng vòng không tốt khiến dây dễ bị đứt gây khó khăn cho việc lấy vòng ra. Điều này có thể khiến niêm mạc lòng tử cung, cổ tử cung bị tổn thương. Gây ra tình trạng ra máu nhiều khoảng 3 – 4 ngày.
- Tháo vòng còn khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em đôi khi bị bất thường.
Nếu như cảm thấy bất ổn khi gặp những triệu chứng trên, chị em phải đến ngay bác sĩ phụ khoa để khám hoặc siêu âm vùng bụng xem có bất kỳ tổn thương gì ở tử cung và phần phụ không để có hướng xử lý kịp thời.
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Bác sĩ phụ khoa phòng khám Đông Phương cho biết, chị em phải đợi một thời gian. Để buồng tử cung ổn định trở lại rồi mới nên tiến hành quan hệ tình dục trở lại. Do đó, rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho chị em về vấn đề tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Vì ở mỗi người, quá trình hồi phục sức khỏe là khác nhau. Do đó việc quan hệ tình dục sau tháo vòng còn phụ thuộc vào sự ổn định của buồng tử cung và sức khỏe. Buồng tử cung có tiến độ hồi phục nhanh thì chị em sẽ sớm có thể tiến hành sinh hoạt tình dục. Ngược lại, việc quan hệ tình dục sẽ muộn hơn. Sau khi tháo vòng tránh thai bạn nên kiêng từ 7-10 ngày, sẽ có thể quan hệ tình dục.
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có kinh nguyệt?
Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám phụ khoa Đông Phương cho biết, tháo vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn có những tác dụng phụ nhất định gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh như lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít bất thường, chu kỳ kinh bị rút ngắn…..
Bên cạnh đó, một số trường hợp do căng thẳng hoặc kích thích quá mạnh trong quá trình đặt vòng tránh thai gây xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não. Khi tháo vòng, chị em sẽ cảm thấy tức ngực, buồn nôn, sắc mặt tái xanh thời gian đầu…. Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Trong trường hợp sau khi tháo vòng bị trễ kinh hơn 10 ngày (và có sinh hoạt) thì nên đi khám vì có thể đã có “tin vui”.
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì nên có thai?
Nhiều chị em thường hiểu sai rằng chỉ cần tháo vòng ra là có thể mang thai được. Tuy nhiên, vòng tránh thai nằm ở trong cơ thể một thời gian dài có thể gây một vài ảnh hưởng đến bộ phận tử cung. Vì vậy, nếu mang thai ngay sau khi tháo vòng thì có thể gây một vài bất thường nhất định cho phôi thai. Tốt hơn hết, sau khi tháo vòng từ 3 – 6 tháng mới nên thụ thai.
Trong 3 tháng này, hai vợ chồng nên dùng bao cao su. Nên đi tẩy giun và tiêm phòng những bệnh như cúm, rubella… . Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất của 2 vợ chồng trước khi thụ thai cũng như thai nhi. Vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Chị em khi có nhu cầu tháo vòng tránh thai, nên tìm hiểu thật rõ địa điểm cơ sở y tế, tránh trường hợp chọn nhầm phòng khám “chui”, kém chất lượng, dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản khiến chị em chỉ biết “ngậm đắng nuốt cay”.
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề tháo vòng tránh thai cũng như vấn đề liên quan. Chị em có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia phòng khám Đông Phương thông qua hotline 0983 000 497
Hoặc bạn có thể để lại câu hỏi tại ĐÂY, bạn sẽ được các bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm tư vấn những lời khuyên hữu ích.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!