Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

 Xơ hóa tử cung là bệnh gì?

Xơ hóa tử cung là hiện tượng cơ bị thay đổi bằng các tổ chức xơ, các xơ hóa phát triển ở toàn bộ tử cung, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn tới vô sinh hay ung thư tử cung vô cùng nguy hiểm.

Xơ hóa tử cung là gì?

xơ hóa tử cung

xơ hóa tử cung là như thế nào

Xơ hóa tử cung là một trong các bệnh về tử cungloại u không ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Có khoảng 80% chị em phụ nữ trên 30 tuổi bị xơ hóa tử cung. Bệnh lý này còn có tên gọi khác là u nhân xơ tử cung. Hầu hết các khối u đều là lành tính, tuy nhiên đây chính là loại bệnh lý có chỉ định cắt tử cung nhiều nhất.

Xơ hóa tử cung phát triển từ thành tử cung, được cấu tạo bởi các tế bào cơ tử cung. U xơ có thể một khối duy nhất hay nhiều khối, kích thước thay đổi thường xuyên, có thể nhỏ vài milimet nhưng cũng có thể to đến gần xương ức và nó chiếm toàn bộ ổ bụng của người bệnh.

Hầu hết, các trường hợp tử cung xơ hóa đều không có triệu chứng rõ ràng, nhất là khi khối u còn nhỏ. Thông thường sau khi mãn kinh, các u sẽ tự teo đi mà không phát triển thêm nữa. Do đó thời kỳ mãn kinh được xem là niềm hy vọng lành bệnh tự nhiên cho những chị em đã có u xơ trước đó.

Những ai có thể bị xơ hóa tử cung?

Xơ hóa tử cung chủ yếu xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Cụ thể, theo nhiều kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra như sau:

Tỷ lệ tử cung bị xơ hóa ở chị em gia tăng theo tuổi: dưới 5% bị xơ hóa tử cung trước 30 tuổi; 25-30% chị em xảy ra trong khoảng 30-39 tuổi; 60% chị em bị u xơ tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh và hầu như không có xơ hóa tử cung ở tuổi trước dậy thì.

Xơ hóa tử cung là loại u thường gặp nhất ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác và đa số lại không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên sự phát triển của u xơ to dần về kích thước có thể gây chèn ép đường tiểu, bàng quang, gây ra những rối loạn khi đi tiểu. Hay tùy theo vị trí của u, xơ hóa tử cung có thể gây đau đớn, thống kinh, rong kinh hay rong huyết.

Nặng hơn có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm sinh dục khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nữ giới, gây vô sinh, thậm chí nguy cơ hình thành khối u ác tính đe dọa tới tính mạng.

Yếu tố nguy cơ gây xơ hóa tử cung

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa khẳng định được xơ hóa tử cung do nguyên nhân chính xác nào gây ra, chỉ biết đây là loại bướu chịu ảnh hưởng lớn của nội tiết tố: Khi estrogen và progesterone tăng cao thì u xơ phát triển rất nhanh. Bằng chứng chứng minh điều này là tử cung bị xơ hóa (u nhân xơ tử cung) phần lớn xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 đây là lúc nội tiết tố có nhiều sự biến đổi nhất.

Một số yếu tố nguy cơ hình thành và làm bệnh phát triển nặng hơn, đó là:

Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị xơ hóa tử cung. Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tử cung bị xơ hóa, bởi nếu thế hệ trước (mẹ, bà ngoại) bị u xơ hóa tử cung thì con hoặc cháu gái có nguy cơ mắc bệnh có thể lên tới 50 – 70%.

Béo phì: Phụ nữ béo phì có nguy cơ cao bị xơ hóa tử cung

Có hiện tượng cường estrogen: Kết hợp với người bệnh bị tiểu đường, u sợi tuyến vú,..

Phụ nữ có ít con hoặc vô sinh

Có kinh lần đầu sớm trước 12 tuổi

Xơ hóa tử cung có những triệu chứng gì?

Đa số u nhân xơ tử cung không gây triệu chứng rõ ràng gì trong nhiều năm, nhất là khi u còn nhỏ. Hầu hết các trường hợp chị em tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi khám phụ khoa định kỳ, đi siêu âm hoặc khám thai.

Chị em có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để có hướng đi thăm khám, phát hiện ra bệnh:

Xuất huyết tử cung: Có thể là hiện tượng cường kinh (kinh rất nhiều); rong kinh (kinh kéo dài ), máu kinh có máu cục nhiều hay nhiều mảnh mô vụn nội mạc tử cung; đau bụng có kinh (thống kinh) và xuất huyết giữa chu kỳ kinh

Đau vùng chậu

– Những chị em bị xơ hóa tử cung thường có cảm giác trằn nặng bụng dưới, nhất là khi đứng lâu hay cơ thể yếu, mệt mỏi.

– Với các loại xơ hóa tử cung trong cơ hoặc trong lòng tử cung thường hay gây đau thắt khi hành kinh.

– Xơ hóa tử cung khi hoại tử hoặc có cuống bị xoắn sẽ gây sốt, đau đớn, rối loạn tiêu hóa, đường tiết niệu, (hội chứng đau vùng chậucấp tính)

– Bị đau đớn trong quá trình giao hợp

– Đau ở vùng thắt lưng.

– Thiếu máu nhược sắc: do máu kinh ra nhiều và kéo dài

– Khi u xơ to có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận như niệu quản, bàng quang, gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, thận ứ nước hay chèn ép trực tràng gây tiêu bón

– Rối loạn khả năng sinh đẻ: Thường thấy nhất là vô sinh, nếu chị em có thai cũng có nguy cơ bị sẩy thai, động thai, sinh non.

Ngoài ra, xơ hóa tử cung có thể vôi hóa, hoại tử hay chuyển thành ác tính. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển thành ác tính rất thấp, chỉ khoảng 0,1% trong tất cả mọi trường hợp u xơ. Nếu sau tuổi mãn kinh, nếu chị em thấy khối u to ra đột ngột thì phải nghĩ ngay tới biến chứng ung thư hóa.

Làm sao để phát hiện xơ hóa tử cung?

tử cung xơ hóa

tử cung xơ hóa điều trị thế nào

Để kết luận chị em bị xơ hóa tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm, siêu âm sau:

Khám phụ khoa kết hợp khám bụng: Có thể giúp chẩn đoán đúng hầu hết các trường hợp xơ hóa tử cung.

Siêu âm ngã bụng: Vô cùng cần thiết để phát hiện chị em có u xơ tử cung hay không? đồng thời xác định vị trí, kích thước của khối u.

Siêu âm ngã âm đạo: Nhằm quan sát thêm buồng tử cung, nội mạc tử cung, khảo sát rõ hơn hai buồng trứng

Soi buồng tử cung: giúp đánh giá các sang thương nằm trong buồng tử cung cũng như những bệnh lý của nội mạc tử cung khác để từ đó chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại u xơ

Chụp HSG (chụp vòi trứng – buồng tử cung có cản quang) để xem tình trạng nội mạc tử cung và ống dẫn trứng

Điều quan trọng nhất là cần phải chẩn đoán phân biệt xơ hóa tử cung và u buồng trứng, tử cung có thai.

Xơ hóa tử cung có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, khi mới bị bệnh khối u xơ còn nhỏ và hầu như không gây ra triệu chứng gì nên rất khó phát hiện. Cũng có một số trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt nên chị em phát hiện bệnh sớm. Dù là bệnh lành tính nhưng xơ hóa tử cung nếu không chữa trị kịp thời và đúng phương pháp thì sẽ phát triển thành bệnh u xơ tử cung, khi đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng u xơ tử cung như: đau bụng, bụng căng cứng, tiểu khó và tiểu không kiểm soát, đau bụng kinh. Nếu u xơ tử cung kích thước lớn thì có nguy cơ sẽ phải cắt toàn bộ buồng tử cung. Không cắt để u xơ phát triển sẽ chèn ép niệu quản và bàng quang gây ra một số bệnh như ung thư bàng quang, suy thận, sỏi thận, viêm bể thận. Có 1 % nữ giới bị xơ hóa tử cung chuyển thành u xơ và biến chứng thành ung thư và 10 % nữ giới bị vô sinh. Nhất là những phụ nữ mang thai nhưng không biết mình bị u xơ có thể bị mang thai ngoài tử cung, sinh non, khó sinh, sảy thai, thai nhẹ cân và yếu. Do đó, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 3- 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị xơ hóa tử cung sớm.

Điều trị xơ hóa tử cung như thế nào?

Không phải tất cả các loại xơ hóa tử cung đều phải bắt buộc điều trị. Chính vì thế, trong khi thăm khám hãy nói với bác sĩ nguyện vọng của mình, để bác sĩ tư vấn và giải thích cho bạn các phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả nhất, tùy theo:

– Tử cung xơ hóa có dấu hiệu, triệu chứng gì không.

– Vị trí của khối u

– Kích thước của u xơ

– Tuổi của bệnh nhân

– Người bệnh có muốn có thai không

– Các trường hợp xơ hóa tử cung không có chỉ định phải chữa trị, người bệnh cũng cần tái khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa theo định kỳ ít nhất 3 tháng/ lần để bác sĩ có thể phát hiện kịp thời diễn biến phát triển của u xơ.

Hiện tại, xơ hóa tử cung được điều trị bằng 3 cách chủ yếu:

Điều trị bằng thuốc:

Điều trị các triệu chứng xơ hóa tử cung: Nếu u nhân xơ tử cung mà gây đau (trằn bụng dưới, đau lưng, đau khi giao hợp) bác sĩ có thể chỉ định cho chị em sử dụng các loại thuốc giảm đau non-steroids (Ibuprofen) hay Acetaminophen để giảm đau. Nếu đau nhiều hơn, chị em cần sử dụng loại thuốc giảm đau mạnh hơn.

Thuốc đồng vận GnRH: Thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước của khối u. Chị em có thể sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật để khối u không phát triển, ít chảy máu và dễ bóc tách ra hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể khiến chị em có những biểu hiện giống mãn kinh: bốc hỏa, trầm cảm, khó ngủ, đau khớp, suy giảm khả năng tình dục. Một số loại thuốc kháng hormone (mifepriston) cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển của u.

Tất cả những loại trên không có tác dụng điều trị triệt để mà chỉ tạm thời làm giảm triệu chứng của u xơ tử cung, hay ngăn sự phát triển của u xơ, khi chị em ngừng sử dụng u nhân xơ tử cung sẽ phát triển trở lại.

Phẫu thuật: Áp dụng cho các trường hợp u nhân xơ tử cung có thai 12 tuần; u xơ có thể gây biến chứng chèn ép các cơ quan lân cận; u xơ gây đau nhiều, ra kinh nhiều hoặc thiếu máu hay nghi ngờ ác tính.

Phẫu thuật tận gốc: Cắt tử cung toàn phần để điều trị u nhân xơ tử cung tận gốc, cho những người phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có u to gây cường kinh, rong kinh không có ý định sinh con nữa.

Cách cắt tử cung có rất nhiều đó là : Cắt tử cung qua ngã bụng, qua nội soi hoặc qua âm đạo tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn cách cắt.

Phẫu thuật bảo tồn: Bóc nhân xơ tử cung tức là chỉ bóc phần khối u còn giữ lại phần tử cung cách điều trị tử cung xơ hóa này áp dụng với chị em còn trẻ và vẫn có nhu cầu sinh nở.

Thuyên tắc động mạch tử cung qua da (UAE / UFE):

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêm vào động mạch tử cung hai bên gây tắc những mạch máu để nuôi khối u xơ tử cung. Phương pháp này sử dụng để thay thế cho phẫu thuật cắt tử cung và bóc u xơ ở trên. Thời gian phục hồi bệnh nhân ngắn hơn và mất máu ít hơn so với phẫu thuật.

Nhiều bệnh nhân có thể xuất viện ngay sau khi thực hiện thủ thuật, số ít trường hợp bị nhiễm trùng nhưng có thể điều trị bằng kháng sinh. Điều trị xơ hóa tử cung bằng phương pháp này tỷ lệ tái phát thấp.

Không phải ai bị xơ hóa tử cung cũng có thể điều trị bằng phương pháp này. Mọi bệnh nhân trước khi làm thủ thuật đều được đánh giá bằng MRI hay siêu âm màu để chắc chắn có thể đáp ứng điều trị.

Những đối tượng điều trị bằng thuyên tắc động mạch tử cung qua da là: Khối u nhân xơ tử cung gây cường kinh, gây đau, chèn ép bàng quang và trực tràng; bệnh nhân không muốn phẫu thuật, bệnh nhân không còn nhu cầu sinh con( vì một số trường hợp những hạt thuốc nhỏ theo mạch máu đi vào có thể gây tắc động mạch buồng trứng, làm buồng trứng mất chức năng tạm thời hay vĩnh viễn. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào dám đảm bảo sự ảnh hưởng của thủ thuật tới chức năng sinh sản. Các bác sĩ cần giải thích cho chị em về nguy cơ bị suy buồng trứng sớm sau thủ thuật (đồng nghĩa với mãn kinh sớm). Một vài trường hợp có thai lại sau thủ thuật cũng có thể có một số biến chứng thai kỳ.

Mỗi phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau, do đó người bệnh cần được thăm khám tử cung và tư vấn rõ ràng.

Tóm lại, xơ hóa tử cung là một bệnh lý thường gặp ở nữ giới nhưng nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Đa số bệnh là lành tính, khối u có thể to ra khi chị em có thai nhưng sẽ thu nhỏ lại sau khi sinh và sau thời kỳ mãn kinh và không phải tất cả những chị em có u xơ đều phải điều trị mổ hay dùng thuốc.

Do đó khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, chị em nên đến các trung tâm y tế để được theo dõi định kỳ, tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Nếu còn thắc mắc về bệnh hãy để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT] các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này, hoặc liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.

Anh Gif

Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat