Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Tư vấn bệnh xã hội lây qua đường nào?

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1000 người bị mắc bệnh xã hội, và tỷ lệ người mắc bệnh cũng như tử vong đang có dấu hiệu không ngừng tăng cao mỗi ngày. Đây là những căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến không chỉ người mắc bệnh mà cho cả những người xung quanh, cũng như cộng động. Vì vậy việc nắm bắt các thông tin cơ bản về bệnh sẽ giúp phòng ngừa bệnh xã hội một cách hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin tư vấn bệnh xã hội lây qua đường nào của các chuyên gia phòng khám Đông Phương gửi đến bạn đọc.

Bệnh xã hội lây qua đường nào?

Tình dục không an toàn là câu trả lời của bệnh xã hội lây qua đường nào?

Tình dục không an toàn là câu trả lời của bệnh xã hội lây qua đường nào?

Có nhiều con đường lây truyền bệnh xã hội khác nhau, bao gồm có con đường lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp, cụ thể như:

Những con đường lây truyền bệnh xã hội trực tiếp

Quan hệ tình dục không an toàn

Khi được hỏi bệnh xã hội lây qua đường nào thì phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến quan hệ tình dục không an toàn bởi đây là con đường dễ dàng và phổ biến nhất. Theo thống kê, trong tổng số các trường hợp mắc các chứng bệnh xã hội thì có đến 85% trường hợp là qua hành vi quan hệ không an toàn.

Có thể kể đến các hành vi tình dục gây truyền nhiễm bệnh xã hội gồm có:

– Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su;

– Quan hệ tình dục với nhiều người;

– Quan hệ tình dục bằng miệng;

[el5b445dece27c1]

Lây truyền từ mẹ sang con

Trường hợp người phụ nữ mắc bệnh xã hội có thể lây truyền bệnh sang cho thai nhi trong thời kỳ mang thai (bệnh lậu, giang mai….) hoặc sau thời gian mang thai (HIV..)

Bệnh có thể lây nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai, dẫn đến tình trạng sảy thai, thai nhi được sinh ra cũng sẽ bị dị tật.

Lây truyền qua đường máu

Khi mắc bệnh, trong máu của người bệnh tồn tại một số lượng rất lớn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó khi thực hiện những hành vi không an toàn có liên quan đến máu như dùng chung kim tiêm, truyền máu chưa được kiểm tra… cũng có thể gây lây nhiễm bệnh xã hội.

Những con đường lây truyền bệnh xã hội gián tiếp

Lây truyền khi sử dụng chung vật dụng cá nhân

Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh xã hội có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường cơ thể tại những vật trung gian như khăn tắm, đồ lót, quần áo.

Vì vậy việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân này có thể tạo cơ hội lây nhiễm bệnh xã hội từ người bệnh sang những người khác.

Lây truyền qua các vật dụng công cộng

Các dụng cụ, vật dụng ở không gian công cộng (nhà vệ sinh công cộng, bể bơi..) như bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi xịt vệ sinh… đều có thể là vật trung gian, là nơi trú ngụ của vi khuẩn để lây nhiễm bệnh xã hội.

Thời gian ủ bệnh xã hội

Thời gian ủ bệnh xã hội trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh xã hội trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh xã hội ở mỗi bệnh thường sẽ khác nhau, hơn nữa tùy vào từng thể trạng cơ địa người mắc bệnh mà thời gian ủ bệnh cũng sẽ không giống nhau. Những người thể trạng yếu, sức đề kháng kém thì cơ hội để vi khuẩn phát triển cũng dễ dàng hơn và bệnh cũng sớm phát tác hơn.

Bên cạnh đó, thời gian phát bệnh xã hội ở nữ giới và nam giới cũng khác nhau. Thông thường, thời gian ủ bệnh xã hội ở nữ giới thường ngắn hơn ở nam giới.

Có thể liệt kê khoảng thời gian ủ bệnh của một số bệnh xã hội phổ biến dưới đây:

Bệnh lậu

Đối với bệnh lậu, thời gian ủ bệnh của song cầu khuẩn lậu là khoảng 3 – 5 ngày đối với nam giới. Sau thời gian này, nam giới sẽ phát hiện các triệu chứng bệnh lậu lâm sàng đầu tiên. Còn ở nữ giới thì thường ít có triệu chứng hơn.

Sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có thời gian ủ bệnh khá dài, có thể từ 2 đến 9 tháng.

[el598ff6d54bacd]

Giang mai

Thời gian ủ bệnh của bệnh xã hội giang mai là khoảng 3 – 4 tuần, thời gian phát bệnh sớm nhất là 10 ngày và muộn nhất là 90 ngày. Bệnh theo từng giai đoạn sẽ biểu hiện ra các triệu chứng đặc trưng khác nhau.

Mụn rộp sinh dục

Sau khi nhiễm virus gây bệnh mụn rộp sinh dục, chỉ khoảng 1 tuần sau là các triệu chứng của bệnh sẽ phát ra bên ngoài.

Chlamydia

Tùy vào thể trạng từng người mà thời gian ủ bệnh Chlamydia ở mỗi người cũng khác nhau. Có trường hợp chỉ sau khoảng 5 ngày nhiễm vi khuẩn là xuất hiện các triệu chứng ban đầu, nhưng cũng có trường hợp lại lâu hơn.

Cách phòng tránh bệnh xã hội

Sử dụng bao cao su là cách phòng tránh bệnh xã hội lây qua đường tình dục

Sử dụng bao cao su là cách phòng tránh bệnh xã hội lây qua đường tình dục

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bất cứ ai cũng cần áp dụng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh xã hội. Cụ thể:

Quan hệ tình dục an toàn

Do con đường chính lây nhiễm bệnh xã hội là con đường quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, việc đầu tiên để phòng ngừa bệnh xã hội là xây dựng đời sống tình dục an toàn và lành mạnh.

Tốt nhất là nên chung thủy đời sống 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi với các mối quan hệ ngoài luồng để tránh lây nhiễm bệnh. Trường hợp có bạn tình thì cần sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su.

Thăm khám định kỳ nam – phụ khoa

Định kỳ thăm khám nam – khám phụ khoa là điều cần thiết để tầm soát hiệu quả bệnh xã hội. Trường hợp chẳng may mắc phải bệnh xã hội, việc thăm khám sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm cũng như giúp bác sỹ đưa ra được những biện pháp hỗ trợ điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Xây dựng lối sống khoa học

Xây dựng một lối sống khoa học như tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên, kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa chất kích thích… sẽ giúp tăng cao sức để kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa bệnh xã hội hiệu quả.

[el5b505d2645cba]

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên

Việc vệ sinh vùng kín thường xuyên và sạch sẽ hàng ngày, cũng như trước và sau khi quan hệ cũng là cách phòng chống bệnh xã hội cho bản thân cũng như bạn tình bởi vùng kín là nơi nhạy cảm và tồn tại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh xã hội nhất.

Đặc biệt, với các chị em phụ nữ cũng nên chú ý hơn đến vấn đề vệ sinh vùng kín, nhất là trong những ngày diễn ra hành kinh, nên thay băng vệ sinh cách 4 tiếng/lần và hạn chế thụt rửa sâu vào âm đạo.

Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Mỗi cá nhân cũng nên nên ý thức trong việc sử dụng đồ dùng cá nhân của mình, tuyệt đối không sử dụng chung các đồ vật như đồ lót, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải…. để hạn chế tình trạng mắc bệnh

Bệnh xã hội ngày càng phổ biến và trở thành vấn nạn của xã hội, với những phướng thức và con đường lây truyền bệnh xã hội khác nhau. Mỗi một cắn bệnh lại có những cách phòng tránh cũng như biện pháp điều trị bệnh xã hội khác nhau. Song cách phòng chống bệnh xã hội chủ yếu vẫn là dựa vào những thông tin liên quan đến con đường lây nhiễm bệnh.

Hy vọng những thông tin tư vấn bệnh xã hội lây qua đường nào cũng như cách phòng tránh bệnh trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc ngăn ngừa bệnh. Mỗi cá nhân cần chú ý giảm thiểu những hành vi có nguy cơ gây lây nhiễm bệnh để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Nếu còn thắc mắc về bệnh hãy để lại câu hỏi tại [KHUNG CHAT] các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương sé giúp bạn trẻ lời thắc mắc này, hoặc liên hệ ngay Hotline 0989 555 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.

Anh Gif

Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat