Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS. Bệnh đang ngày một tăng nhanh tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng tránh căn bệnh này. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ tới các bạn bệnh giang mai lây qua đường nào. Từ đó giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để phòng chống và tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh giang mai có lây không?
Là một trong những bệnh hoa liễu nguy hiểm. Nên với câu hỏi bệnh giang mai có lây không thì câu trả lời chắc chắn là có.
Xét về mức độ nguy hiểm, bệnh giang mai chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS. Nguyên nhân gây bệnh giang mai rất rõ ràng. Do xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema pallidum gây ra.
Loại xoắn khuẩn này có trong máu, dịch âm đạo của cả phụ nữ và nam giới. Do đó, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Đặc biệt thông qua con đường quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn nào.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bệnh sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 4 tuần. Thậm chí có trường bệnh ủ bệnh vài tháng, không có triệu chứng gì. Do dó người bệnh không hề phát hiện bản thân mắc bệnh. Chỉ khi bệnh nặng lên hoặc các triệu chứng bùng phát mới phát hiện ra.
Đó chính là lý do nhiều bệnh nhân mắc bệnh giang mai nhưng lại không biết mình đã bị lây nhiễm từ lâu. Bởi không chỉ qua con đường quan hệ tình dục mới lây bệnh. Có những con đường lây nhiễm bệnh giang mai mà bạn hoàn toàn không thể ngờ tới. Vậy bệnh giang mai lây như thế nào?
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Theo thống kê thì khoảng hơn 80% các ca nhiễm bệnh giang mai là do lây truyền qua tình dục không an toàn. Thế nhưng không thể vì đó mà chủ quan bỏ qua những con đường lây nhiễm khác.
Dưới đây, các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương xin phân tích những con đường lây nhiễm bệnh giang mai như sau:
Lây truyền qua đường quan hệ tình dục
Tương tự như bệnh lậu, sùi mào gà hay các bệnh xã hội khác, bệnh giang mai được lây chủ yếu qua đường tình dục. Trong đó số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao gấp đôi.
Do da và lớp niêm mạc tại bộ phận sinh dục rất mỏng nên rất tạo điều kiện cho xoắn khuẩn gây giang mai dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể. Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng, quan hệ đồng tính… . Đều tăng cao nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.
Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai hay các bệnh xã hội khác nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây lây nhiễm sang cho đứa trẻ. Các xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào bào thai thông qua nhau thai. Lâu dài sẽ gây tổn thương đến bào thai dẫn tới thai lưu, sảy thai hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây nhiễm sang em bé thông qua quá trình sinh nở. Gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ tại những vị trí tiếp xúc với xoắn khuẩn.
Lây nhiễm qua đường máu
Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể xâm nhập vào cơ thể và nhanh chóng gây bệnh nếu bạn được truyền máu trực tiếp từ người mắc bệnh giang mai. Hoặc nhận máu có chứa những xoắn khuẩn này.
Vì vậy, các bác sỹ đều khuyến cáo nên chắc chắn nguồn máu an toàn rồi mới truyền máu.
Lây truyền qua dụng cụ y tế
Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc bơm kim tiêm không được khử trùng đều có nguy cơ bị lây giang mai. Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh và các dụng cụ khám chữa bệnh là đối tượng rất dễ lây nhiễm bệnh. Bao gồm cả giang mai và các bệnh xã hội. Cho dù dụng cụ có được thay mới và tiệt trùng thường xuyên song vẫn có nguy cơ cao.
Lây truyền qua việc sử dụng chung đồ cá nhân
Vi khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền gián tiếp khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Điển hình như khăn mặt, khăn tắm, đồ lót.. song trường hợp này rất ít xảy ra. Dù vậy, nếu chung sống với người bị giang mai, tuyệt đối không dùng chung khăn, trang phục, các dụng cụ vệ sinh cá nhân. Đồng thời thường xuyên sát khuẩn vật dụng chung để phòng tránh bệnh giang mai.
Lây truyền khi tiếp xúc gián tiếp với bệnh giang mai
Như đã nói ở trên, chỉ cần một vết trầy xước nhỏ cũng đã khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân giang mai mà người đó cũng bị trầy xước giống bạn. Ví dụ như khi công an truy bắt tội phạm và bị tấn công lại. Hoặc trẻ nhỏ bị trầy xước tay chân rồi vô tình tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh giang mai…
Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai từ các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa Đông Phương. Nếu như bạn vẫn có điều thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline 0983 000 497 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp, hỗ trợ nhanh chóng.
Đông Phương chúc các bạn sức khỏe dồi dào!