Những cơn đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ hẳn là không thể tránh được. Có người cố gắng chịu đựng, nhưng có trường hợp những cơn đau hành hạ khiến chị em phải tìm đến sự trợ giúp của thuốc trị đau bụng kinh. Nhưng dùng thuốc trị đau bụng kinh nào, sử dụng ra sao, liều lượng cụ thể… sao để không gây tác dụng phụ thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu một số chú ý khi sử dụng thuốc trị đau bụng kinh thông qua nội dung ở bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh nguyệt là những cơn đau do tử cung co bóp trong quá trình đẩy máu kinh ra ngoài, xảy ra tại các vị trí như bụng dưới, vùng lưng…. Những cơn đau tùy vào cơ địa và nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt mà có thể nhẹ nhàng và dữ dội.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng kinh, nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân đau bụng kinh chính là nguyên nhân không do bệnh lý và nguyên nhân do bệnh lý:
+ Nguyên nhân không do bệnh lý như do căng thẳng, stress kéo dài, do mới dậy thì hoặc tiền mãn kinh, không vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục khi có kinh nguyệt, hậu quả của quá trình sinh nở hoặc nạo phá thai, do chấn thương hoặc một thủ thuật nào đó.., do một số dị tật, bất thường bẩm sinh;
+ Nguyên nhân do bệnh lý như một số bệnh lý phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng như buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, bướu sợi tử cung, polyp tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…..
Các loại thuốc chữa đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, rất nhiều chị em đã tìm đến sự lựa chọn thuốc trị đau bụng kinh, đa dạng từ tây y đến đông y:
Các loại thuốc Tây y chữa bệnh đau bụng kinh
Các loại thuốc Tây sẽ điều trị đau bụng kinh nguyệt theo 2 cơ chế là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể hoặc làm giãn cơ trơn tử cung, có thể tham khảo:
– Muối natri của diclofena không chứa steroid, dạng viên nén. Thuốc tác dụng giảm đau chung kể cả đau bụng kinh nguyên phát và chỉ định dùng cho người > 16 tuổi và chống chỉ định với các trường hợp suy giảm chức năng thận nặng, viêm loét tá tràng tiến triển, mắc bệnh hen…
– Thuốc giảm đau không steroid, được dùng cho người >16 tuổi và không dùng quá 7 ngày;
– Thuốc chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ có tác dụng hướng cơ, giãn cơ, làm giảm co thắt thông qua cơ chế làm liệt giao cảm, từ đó làm giảm quá trình co thắt kéo theo làm giảm các cơn đau bụng kinh;
– Thuốc tránh thai không chỉ làm giảm các cơn đau bụng kinh mà còn điều hòa kinh nguyệt hay trị mụn trứng cá do có thể hạn chế cơ thể sản xuất prostaglandin – hormone kích thích hoạt động co bóp của tử cung;
– Thuốc chống viêm không có cấu trúc Steroid điều trị bệnh đau bụng kinh bằng cơ chế ức chế cơ thể sản sinh tổng hợp prostaglandin – nguồn gốc gây sự co thắt tử cung dẫn đến các cơn đau bụng kinh, thuốc thường được chỉ định cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục;
Mặc dù hiệu quả của thuốc trị đau bụng kinh là khá rõ rệt nhưng hầu hết các loại thuốc này đều có tác dụng phụ và chống chỉ định với một vài đối tượng nhất định.
Vì dụ thuốc chống viêm không có cấu trúc Steroid có thể làm suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hóa… nếu dùng quá nhiều hay thuốc chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ sẽ chống chỉ định với người mắc bệnh glaucoma hoặc bị hẹp môn vị, bệnh nhân rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến…
Vì vậy, trước khi dùng thuốc cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ và biến chứng ngoài ý muốn.
Các loại thuốc Đông y chữa bệnh đau bụng kinh
Đông y gọi chứng đau bụng kinh là kinh hành phúc thống và có rất nhiều bài thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả, như:
– Bài thuốc 1: Hương phụ, sa nhân, ô dược, thanh bì, ngư tất, ích mẫu sắc uống 5 thang, mỗi ngày uống một thang trước kỳ kinh;
– Bài thuốc 2: Cỏ ấu, ích mẫu đem sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Các bài thuốc Đông y thường khá an toàn và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe do hầu hết thành phần thuốc đều là tự nhiên. Tuy nhiên, thuốc Đông y lại rất cầu kỳ trong công đoạn chuẩn bị nên khá khó sử dụng và cũng thường khó uống.
Một số chú ý khi dùng thuốc chữa đau bụng kinh
Khi sử dụng thuốc trị đau bụng kinh, chị em cần chú ý một số lời khuyên sau:
Tham khảo và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa
Do nguyên nhân đau bụng kinh rất đa dạng nên việc điều trị như thế nào cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa các loại thuốc trị đau bụng kinh đều có khả năng sản sinh ra những tác dụng phụ nhất định như , khô miệng, tim đập nhanh, tiểu nhiều, tiểu rắt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa…
Vì vậy, chị em cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị mà phải thăm khám và tham khảo ý kiến của các bác sỹ hoặc dược sỹ chuyên khoa, đồng thời cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp.
Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
Chị em trong thời gian hành kinh cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ và đúng cách để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các viêm nhiễm cũng như nâng cao hiệu quả của thuốc.
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý tẩm bổ, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là những thực phẩm giàu vitamin, omega3… khi quá trình sử dụng thuốc để tăng cường sức đề kháng của hệ thống miễn dịch, hạn chế những ảnh hưởng của thuốc.
Đi khám khi thấy triệu chứng bất thường
Trường hợp thấy cơn đâu trở nên dữ dội và thường xuyên hơn hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì chị em cần cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu một bệnh lý phụ khoa nào đó cần xử lý.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến các loại thuốc trị đau bụng kinh cũng như các vấn đề phụ khoa khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sỹ trực tuyến” hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được giải đáp cụ thể và cung cấp các thông tin chi tiết hơn.
Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!