Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính vòng kinh ở nữ giới

Khái niệm chu kỳ kinh nguyệt hẳn là đã quá quen thuộc với tất thảy chị em phụ nữ. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu chu kì kinh nguyệt là gì, hay tại sao con gái lại có kinh nguyệt, cũng như cách tính vòng kinh nguyệt của phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua các nội dung ở bài viết sau.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Hiện tượng có kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bước vào lứa tuổi dậy thì là một trong những hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể, báo hiệu sự hoàn thiện của buồng trứng cũng như đánh dấu chị em đã có khả năng mang thai.

Hầu hết bạn nữa lần đầu tiên có kinh nguyệt đều có cảm giác lo lắng, tâm lý bất ổn và máu kinh cũng vì vậy mà thất thường hơn. Sau khoảng 1 – 2 năm thì chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ sẽ đi vào ổn định và đều hơn.

Hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?

Hàng tháng sẽ có một giai đoạn xuất hiện máu ở âm đạo, được gọi là ngày kinh nguyệt của con gái.

Hàng tháng, chị em sẽ có một giai đoạn xuất hiện máu ở âm đạo được gọi là kinh nguyệt. Hiện tượng ra máu này lặp đi lặp lại và trở thành chu kỳ và được gọi là chu kỳ kinh nguyệt, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 28 ± 3 ngày.

Kinh nguyệt thường có màu đỏ thẫm, không đông, hơi nhớt và có mùi hơi nồng. Số ngày hành kinh trung bình từ 3 – 5 ngày.

Lượng máu kinh mất đi này chính là lượng máu lưu thông trên toàn cơ thể bạn. Đồng thời trong đó còn kèm theo lớp niêm mạc tử cung và trứng không được thụ tinh, nên có thể vón cục trên băng vệ sinh.

Kinh nguyệt sẽ ngừng lại sau thời kỳ mãn kinh – giai đoạn xảy ra ở độ tuổi 45 – 55 tuổi.

Tại sao lại có kinh nguyệt?

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao lại có kinh nguyệt? Kinh nguyệt hình thành là do nội mạc tử cung bong tróc và chảy máu.

Hoàng thể trong giai đoạn phóng noãn sẽ tiết ra oestrogen và progestogen để làm dày niêm mạc tử cung, từ đó tạo điều kiện cho trứng rụng và làm tổ.

Nếu như sau khi rụng, trứng không được thụ tinh thì sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày là hoàng thể sẽ bị thoái hóa, cùng với đó là sự giảm bớt mức độ oestrogen và progestogen.

Từ đó làm mỏng lớp niêm mạc tử cung, mạch máu bị chèn và co thắt khiến máu huyết không thông. Và kết quả cuối cùng là lớp niêm mạc tử cung bị thiếu máu, hoại tử, rụng và gây chảy máu, từ đó hình thành kinh nguyệt.

Thường thì ngày đầu tiên của chu kỳ cũng chính là ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện.

Triệu chứng khi có kinh nguyệt

Việc nhận biết các triệu chứng khi có kinh nguyệt sẽ giúp chị em chủ động hơn để sắp xếp mọi việc cũng như có một cuộc sống thoải mái hơn.

Các dấu hiệu khi có kinh nguyệt có thể kể đến như:

Khí hư ra nhiều

Khí hư (hay dịch tiết từ cổ tử cung) sẽ tiết ra nhiều hơn khi sắp đến kỳ kinh nhằm tạo điều kiện đẩy kinh nguyệt ra dễ dàng hơn.

Cảm giác đau vùng bụng

Khi sắp có kinh, nữ giới sẽ thấy xuất hiện cảm giác đau âm ỉ tại vùng bụng dưới do tử cung co bóp nhiều hơn nhằm thúc đẩy lớp niêm mạc tử cung bong ra.

Đến khi kinh nguyệt xuất hiện, chị em có thể thấy những cơn đau trở nên dữ dội hơn, có thể kèm theo cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng.

Cảm giác đau nhức, mỏi lưng

Một biểu hiện khi có kinh nguyệt khác là cảm giác đau, nhức mỏi vùng lưng do một loại hormone là prostaglandin gây co cơ tử cung, tăng áp lực buồng ối.

Cảm giác căng tức vùng ngực

Trong khoảng thời gian trước và trong khi có kinh nguyệt, do sự tăng cao của các hormone mà ngực của chị em có xu hướng căng chướng lớn hơn, đồng thời có cảm giác căng nhức ở đầu ngực. Khi kỳ kinh kết thúc sẽ trở lại bình thường.

Cảm giác mệt mỏi cơ thể

Do sự tăng cao của các nội tiết tố thúc đẩy các cơ quan bộ phận sinh dục làm việc mạnh và nhiều hơn, kết hợp cùng lượng máu kinh mà cơ thể mất đi nên chị em phụ nữ thường có triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…

Da mặt nhờn, nổi mụn

Do sự thay đổi đột ngột tăng cao lượng hormone, nên vùng da mặt hoặc da lưng thường nổi mụn do tiết ra nhiều chất nhờn hơn gây bít lổ chân lông.

Dễ cáu giận, nổi nóng

Chị em thường có triệu chứng khi có kinh nguyệt là dễ cáu gắt, nổi nóng, buồn bã, thay đổi tâm trạng liên tục. Nguyên nhân là do lượng hormoen tăng cao và tác động vào tâm lý, từ đó chị em khó kiểm soát được cảm xúc.

Triệu chứng khác

Ngoài ra, chị em còn có thể thấy xuất hiện một số dấu hiệu khi có kinh nguyệt khác như thèm ăn, buồn nôn khi ăn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn, tiêu chảy nhẹ…

Cách tính vòng kinh ở nữ giới

Cách tính vòng kinh ở phụ nữ

Cách tính vòng kinh ở phụ nữ

Chu kì kinh nguyệt cùng cách tính ngày rụng trứng có mối quan hệ với nhau. Do đó, việc nắm bắt cách tính vòng kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ là căn cứ để tính ngày rụng trứng, có thể sử dụng hiệu quả vào mục đích tránh thai hoặc có thai tự nhiên.

Vậy cách tính vòng kinh ở phụ nữ như thế nào để quan hệ an toàn, tránh mang thai hiệu quả?

Một chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh. Một kỳ kinh trung bình kéo dài 28 – 32 ngày, có khi là 25 – 35 ngày vẫn có thể chấp nhận được.

Có thể chia một chu kì kinh nguyệt thành 3 giai đoạn, gồm có:

–  Giai đoạn 1 (Từ ngày thứ 1 – 14 của chu kỳ):  Đây là giai đoạn tương đối an toàn, nhưng nếu quan hệ thì trứng vẫn có thể gặp tinh trùng và được thụ thai;

–  Giai đoạn 2 (24h tiếp theo):  Đây là giai đoạn rụng trứng, nếu quan hệ sẽ rất dễ mang thai;

–  Giai đoạn 3 (Từ ngày thứ 15 – 28 của chu kỳ):  Đây là giai đoạn hình thành hoàng thể của chu kỳ, được đánh giá là an toàn tuyệt đối.

Thực tế thì ngoài những ngày kinh nguyệt của con gái (ngày có máu kinh) thì những ngày khác đều có thể thụ thai do trứng có thể rụng bất kỳ thời điểm nào. Vào khoảng ± 3 ngày so với ngày rụng trứng thì khả năng thụ thai cao nhất.

Còn nếu bạn muốn tránh thai thì cần quan hệ tránh xa ngày rụng 6 ngày (trước khi trứng rụng), sau khi rụng trứng 2 ngày, do trứng chỉ có thể tồn tại sau khi rụng khoảng 12 – 24h. Từ đó hạn chế cơ hội để trứng và tinh trùng gặp nhau, qua đó tránh thai an toàn.

Tuy nhiên, cách tránh thai tự nhiên này không áp dụng được cho các trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều do không xác định chính xác được thời gian rụng trứng.

Kinh nguyệt đều có vô sinh không?

Kinh nguyệt đều có vô sinh không?

Kinh nguyệt đều có vô sinh không?

Về mặt y học thì các trường hợp kinh nguyệt không đều mới có khả năng bị vô sinh – hiếm muộn. Vậy trường hợp kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?

Thực tế thì thì vẫn có, nhưng không nhiều, và nguyên nhân kinh nguyệt đều mà bị vô sinh là do:

Do tuổi tác

Phụ nữ bước qua tuổi 35 khả năng mang thai là khá thấp, do số lần rụng trứng cũng như chất lượng và khả năng thụ tinh của trứng đều đã bị suy giảm đi nhiều.

Do viêm tắc ống dẫn trứng, tử cung hoặc do cấu trúc dạ con

Nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nhưng vẫn không có khả năng sinh sản là do các vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng hoặc tử cung như viêm tắc ống dẫn trứng (20% mắc bệnh vẫn có kinh) hoặc vấn đề cấu trúc màng trong dạ con (18% bị lạc nội mạc vẫn có kinh nguyệt).

Do bệnh tật

Một số bệnh lý như tiểu đường, tuyến giáp, bệnh về máu, bệnh STDs, hoặc bệnh phụ khoa đều ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng, từ đó gây vô sinh nữ dù vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Do vấn đề cân nặng

Khoảng 13% nữ giới vô sinh – hiếm muộn do các vấn đề về cân nặng như thiếu hoặc thừa cân.

Do nam giới hoặc không rõ nguyên nhân

Ngoài ra, nữ giới có kinh nguyệt đều nhưng vẫn có thể vô sinh, nguyên nhân có thề do phía người chồng (30%) hoặc do nguyên nhân khác (40%).

Làm sao để có kinh nguyệt đều đặn?

Để ngăn ngừa tình trạng kinh nguyệt không đều cũng như giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ổn định hơn, chị em nên thực hiện tốt các cách làm cho kinh nguyệt đều sau:

–  Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, nhất là khi hành kinh, thai nghén, trước và sau khi quan hệ…; Hạn chế lạm dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ cũng như thói quen thụt rửa âm đạo;

–  Xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất; hạn chế sử dụng chất kích thích; Cố gắng ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;

–  Giữ tinh thần luôn thoải mái, ổn định, hạn chế căng thẳng, lo âu, stress kéo dài;

–  Định kỳ đi khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân; Đặc biệt cần nhanh chóng đi khám và kiểm tra nếu phát hiện cơ thể hoặc chu kỳ kinh nguyệt có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.

Hy vọng một số chia sẻ về chu kỳ kinh nguyệt, cách tính vòng kinh cũng như biện pháp làm sao để kinh nguyệt đều đặn trên đây đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sỹ trực tuyến” để được chuyên gia phòng khám Đông Phương tư vấn cụ thể hơn.

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat