“Chào bác sĩ! Tôi xin hỏi bác sĩ một vấn đề như sau. Vợ chồng tôi tháng vừa rồi có quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn vào các ngày thứ 9, 18 và ngày thứ 21 của chu kỳ. Đến hôm nay thì tôi bị chậm kinh 2 ngày rồi, mấy bữa nay tôi cũng đã thấy cơ thể mệt mỏi chán ăn, nhiều khi như muốn nôn, đầu vú khoảng chục ngày nay cũng bị đau. Tôi có mua que thử về thử thì mới thấy hiện lên 1 vạch. Xin hỏi bác sĩ chậm kinh 2 ngày thử que được chưa và có chính xác không? Nếu không phải mang thai thì liệu trễ kinh 2 ngày có sao không? Xin cảm ơn bác sĩ!
<N.N.D – Hà Nam>
Chào bạn!
Trước tiên rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi gắm những băn khoăn, thắc mắc của bản thân đến cho các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Đông Phương. Với thắc mắc của bạn, các bác sỹ Đông Phương xin được giải đáp như sau:
Theo những thông tin cũng như các dấu hiệu lâm sàng mà bạn cung cấp như mệt mỏi, muốn nôn ói, đau vú…. thì khả năng bạn có thai là có. Tuy nhiên các triệu chứng chủ quan này cũng không quá chính xác mà cần được thăm khám cũng như thực hiện các xét nghiệm kỹ lưỡng.
Bạn cũng có thể sử dụng que thử thai để xác định khả năng mang thai của mình. Nhưng bạn mới trễ kinh 2 ngày thì kết quả cũng chưa chắc đã hiện lên hoặc chưa chính xác. Thời gian mà cho kết quả chính xác nhất là sau trễ kinh 1 tuần, bởi nồng độ hCG có trong nước tiểu ở khoảng thời gian này đã tăng lên nên độ chính xác cũng sẽ tăng lên.
Vì bạn mới bị chậm kinh nguyệt 2 ngày nên nếu muốn xác định chính xác hơn thì nên thực hiện xét nghiệm định lượng hCG (human chorionic goanadotropin) trong nước tiểu. Hoặc bạn có thể đợi thêm cho đủ 1 tuần rồi thực hiện thử thai bằng que thử thai để có độ chính xác cao hơn.
Chậm kinh 2 ngày có sao không?
Cũng như trường hợp của bạn N.N.D, rất nhiều bạn nữ hiện nay, kể cả những bạn ít tuổi hay chưa lập gia đình cũng rất lo lắng về tình trạng chậm kinh 2 ngày, hoang mang không biết chậm kinh 2 ngày có sao không.
Việc nắm bắt được trễ kinh 2 ngày có sao không còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân chậm kinh, cụ thể:
Do vòng kinh dài
Một số trường hợp chị em có vòng kinh khá dài (32 ngày). Và với những trường hợp này, dù cho vòng kinh có cố định thì ngày đầu tiên ra máu của tháng này chắc chắn sẽ bị lệch 2 ngày so với ngày đầu tiên ra máu của tháng sau (của chu kỳ kế tiếp). Và như vậy không thể coi là chậm kinh được.
Do yếu tố tâm lý
Căng thẳng, stress kéo dài hoặc thường xuyên mất ngủ cũng có thể làm kém lưu thông mạch máu trong cơ thể và gây ra những sự rối loạn nhất định.
Do ăn uống thất thường, không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Một chế độ ăn uống thất thường, nhất là thiếu đạm và một số vitamin E, C, A… có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây ra tình trạng chậm kinh 2 ngày, máu kinh cũng có thể ít hơn so hơn các chu kỳ khác một cách rõ rệt.
Thực tế thì vòng kinh của phần lớn chị em đều rơi vào khoảng 28 – 35 ngày. Tuy nhiên, con số này không thể ổn định trong suốt cuộc đời chị em mà có thể bị ngắn hoặc dài hơn 2, 3 ngày cũng là điều bình thường.
Do đó, chị em cũng không nên quá lo lắng bị trễ kinh 2 ngày có sao không. Chị em cứ bình tĩnh đi khám để có thể xác định chính xác nguyên nhân của tình trạng này để có hướng giải quyết kịp thời.
Khi nào bị chậm kinh nguyệt 2 ngày cần lưu ý?
Tình trạng chậm kinh 2 ngày có thể là dấu hiệu bình thường, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của một số vấn đề như:
Nếu chu kỳ kinh của bạn đều đặn và có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn trước đó thì cũng nên lưu tâm khi bị chậm kinh 2 ngày bởi đay có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai.
Dấu hiệu bệnh lý
Một số trường hợp tình trạng chậm kinh 2 ngày có thể là dấu hiệu đầu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều, u nang buồng trứng, các bệnh về tuyến yên, tuyến giáp… nếu như đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác.
Lúc này việc cần kíp là đi khám để phát hiện sớm bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Phòng tránh chậm kinh ở nữ giới
Hẳn là bạn đọc đã hiểu rõ hơn trễ kinh 2 ngày có sao không, bên cạnh đó, cũng cần trau dồi thêm những kiến thức nhất định về việc phòng tránh tình trạng chậm kinh để đảm bảo kinh nguyệt được ổn định, như:
– Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày hợp lý: Chú ý ăn uống đủ bữa, đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, không ngủ quá ít, quá khuya. Đồng thời, cố gắng rèn luyện bản thân dù bận hay rảnh để đảm bảo sức khỏe;
– Nên sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ tình dục nếu như chưa có kế hoạch sinh nở như bao cao su, vừa tránh thai, vừa ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục;
– Hạn chế việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh gây rối loạn kinh nguyệt;
– Định kỳ thăm khám phụ khoa để kịp thời phát hiện các vấn đề phụ khoa có thể gặp phải để có hướng điều trị sớm và hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về vấn đề “Chậm kinh 2 ngày thử que được chưa? Chậm kinh 2 ngày có sao không?” trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này cũng như các bệnh lý phụ khoa khác, bạn đọc có thể để lại câu hỏi tại mục “Bác sĩ trực tuyến” để được tư vấn cụ thể hơn.