Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Triệu chứng đau bụng kinh ở phái đẹp

Triệu chứng đau bụng kinh cơ bản là những cơn đau tại vùng bụng dưới diễn ra trước khi có kinh, trong khi có kinh hoặc sau khi có kinh. Thời gian đau bụng kinh không biểu hiện được điều gì, song mức độ của những cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một vấn đề nhất định nào đó.

Tại sao lại đau bụng khi có kinh nguyệt?

Tại sao lại đau bụng khi có kinh nguyệt?

Tại sao lại đau bụng khi có kinh nguyệt?

Tuy phổ biến và được coi là hiện tượng bình thường nhưng không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân tại sao lại đau bụng khi có kinh.

Nguyên nhân đau bụng kinh có thể kể đến bao gồm:

–  Do tử cung co bóp để làm bong lớp niêm mạc tử cung cùng trứng không được thụ tinh và đẩy máu kinh ra ngoài;

–  Do sự tăng tiết hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung, gây co bóp và dẫn đến đau bụng kinh;

–  Do một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…;

–  Do bẩm sinh tử cung nằm ở vị trí bất thường, tử cung kích thước bất thường hoặc dị tật bẩm sinh (hẹp ống tử cung…) gây thiếu oxi cho tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, kết quả là gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt;

–  Do yếu tố tinh thần như stress, căng thẳng kéo dài, làm việc cường độ cao… khiến chị em bị đau bụng trước khi có kinh hoặc trong suốt kỳ kinh;

–  Do một số nguyên nhân khác như do di truyền, do môi trường, vận động mạnh, ngồi lâu gây tuần hoàn kém, bị cảm lạnh trong chu kỳ….

Triệu chứng đau bụng kinh

Triệu chứng đau bụng kinh

Triệu chứng đau bụng kinh

Các triệu chứng đau bụng kinh thường gặp có thể kể đến như:

–  Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói tại vùng bụng dưới và thắt lưng, có thể lan xuống vùng đùi, xương mui và vùng bẹn trong; xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh;

–  Có cảm giác căng tức ngực và đau nhẹ tại vùng đầu ngực;

–  Kèm theo hiện tượng đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đau đầu, đau lưng, đôi khi có kèm theo tiêu chảy;

–  Một số trường hợp đau nhiều sẽ gặp tình trạng toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết, thậm chí là sốt nhẹ hay ngất;

–  Làn da xuất hiện nhiều mụn hơn và nhờn hơn bình thường;

Với trường hợp những cơn đau bụng kinh diễn ra dữ dội, kéo dài, bụng dưới căng cứng, có sự thay đổi máu kinh về màu sắc và tính chất…. thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Trường hợp này cần nahnh chóng đi khám để có hướng xử lý kịp thời và hợp lý.

Làm sao để không bị đau bụng kinh?

Làm sao để không đau bụng kinh? Căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ, cơ địa mà chị em có thể tham khảo và thực hiện một số cách trị đau bụng như sau:

Cách trị đau bụng kinh tạm thời

Với những trường hợp chị em bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị tạm thời như:

–  Chườm vùng bụng dưới bằng nước ấm;

–  Làm ấm bụng bằng cách uống nước gừng hoặc nước bạc hà;

–  Kiêng ăn uống đồ lạnh, thức ăn có tính hàn trong kỳ kinh nguyệt;

–  Uống nhiều nước lọc và hạn chế các chất kích thích, chất có chứa cồn;

–  Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá mạnh….

Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc

Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc Tây y

Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc Tây y

Chị em có thể tham khảo lựa chọn và sử dụng một số loại thuốc để làm giảm các cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả, như:

–  Sử dụng một số loại thuốc tránh thai để làm giảm cơn đau bụng kinh cũng như điều hòa kinh nguyệt;

–  Sử dụng một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid để làm giảm cơn đau bụng kinh và hạn chế mất nhiều máu;

–  Bổ sung thêm thuốc sắt mỗi ngày để làm giảm cơn đau bụng và hạn chế nguy cơ thiếu máu;

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa về loại thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng… để tránh tình trạng dị ứng với thuốc hay gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Cách trị đau bụng kinh bằng phương pháp ngoại khoa

Tùy trường hợp mà bác sỹ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau nhằm làm sao để không bị đau bụng kinh.

–  Một số trường hợp đặt vòng tránh thai có có tiết hormone Mirena để làm giảm các cơn đau bụng khi có kinh nguyệt cũng như hạn chế ra nhiều máu;

–  Với những trường hợp đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý thì cần tiến hành thăm khám, thực hiện những xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp như phẫu thuật hay cắt bỏ hoàn toàn tử cung (tùy thuộc vào tình hình bệnh và mong muốn có con sau này..)

Cách trị đau bụng kinh hiệu quả nhất

Phương pháp chữa trị đau bụng kinh được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là “Liệu pháp Liên hợp 4 bước” gồm:

–  Điều trị vật lý;

–  Kết hợp sử dụng thuốc;

–  Thực hiện tiểu phẫu khi cần thiết;

–  Hiệu chỉnh tâm lý và hành vi.

Liệu pháp có khả năng giúp cân bằng và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có đau bụng kinh.

Hiện nay, Phòng khám đa khoa Đông Phương 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội là một trong những cơ sở y tế đầu tiên đưa vào áp dụng liệu pháp nhằm giúp chị em thoát khỏi rắc rối mang tên “đau bụng kinh”.

Trên đây là những chia sẻ về triệu chứng đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ với các bác sỹ chuyên khoa tại Đông Phương bằng cách gọi đến hotline 0989 555 497 hoặc click vào mục “Bác sỹ trực tuyến” để được tư vấn cụ thể hơn.

Đông Phương chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat