Tìm kiếm [x]
slide1
slide1

Các triệu chứng đau bụng kinh nguyệt ở nữ giới

Đau bụng kinh là tình trạng mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải mỗi khi “bà dì khó tính” gõ cửa. Những cơn đau âm ỉ, thậm chí dữ dội gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sinh hoạt của chị em. Đau bụng kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu những triệu chứng đau bụng kinh dữ dội kéo dài.

Đau bụng kinh là gì?

Triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới

Triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới

Đau bụng kinh là gì? Đau bụng khi có kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường khi tới kỳ kinh của các chị em, những cơn đau có thể âm ỉ, cũng có thể đau dữ dội tùy cơ địa mỗi chị em. Chính những cơn đau này khiến chị em bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý cũng như sinh hoạt hằng ngày, chị em thường “khó tính” hơn và khó tập trung hơn bình thường.

Đau bụng kinh nguyệt được phân chia làm hai dạng là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát, và ở mỗi loại lại có những triệu chứng khác nhau.

+ Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh mang tính cơ năng.

Hiện tượng này xuất hiện sau kỳ rụng trứng, hay gặp ở phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn hay sinh con.

Những chị em bị đau bụng kinh không thấy cơ quan sinh dục có biến đổi gì. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng có kinh dạng này chủ yếu là do sự gia tăng hàm lượng prostaglandin trong máu và nội mạc tử cung khiến tử cung co bóp gây ra hiện tượng đau bụng kinh.

+ Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng có kinh mang tính cơ năng

Hiện tượng này hay gặp ở những người mắc bệnh lý phụ khoa như cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung,..và một số phụ nữ có tử cung phát triển không bình thường như tử cung bị lệch,…Lúc này hiện tượng đau bụng kinh được gọi là bệnh đau bụng kinh.

Ở dạng này, có thể phát hiện nhiều sự thay đổi ở cơ quan sinh dục.

Tuy có những dấu hiệu khác nhau nhưng nhiều lúc rất khó để phân biệt hai dạng đau bụng khi có kinh nguyệt này một cách rõ ràng. Nhiều trường hợp được chẩn đoán đau bụng kinh nguyên phát nhưng thực tế lại bị đau bụng thứ phát do các tế bào nội mạc tử cung “đi lạc”, chỉ phát hiện được sau kiểm tra ổ bụng.

[el5b445dece27c1]

Triệu chứng đau bụng kinh nói chung

Đây là hiện tượng đau bụng kèm theo một số biểu hiện khác diễn ra trước hoặc trong kỳ kinh. Đa số chị em phụ nữ đều phải ít nhất một vài lần trong đời trải qua cảm giác bị các triệu chứng đau bụng kinh hành hạ.

Các dấu hiệu đau bụng kinh như sau:

Thời điểm đau bụng có kinh

Đau bụng hành kinh diễn ra trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 vài ngày hoặc cơn đau diễn ra trong những ngày đầu của chu kỳ.

Vị trí cơn đau

Những cơ đau chủ yếu nằm ở vùng hạ vị, dưới rốn. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng đùi, háng, bẹn trong và xương mu và lan ra cột sống.

Mức độ đau bụng kinh nguyệt

Tùy vào cơ địa mỗi chị em mà mức độ khác nhau, nhưng thông thường chỉ là những cơn đau nhẹ, âm ỉ ở bụng dưới.

Nhưng một số trường hợp bị đau nặng dữ dội, có khi phải dùng thuốc giảm đau.

Các triệu chứng kèm theo

Ngoài ra chị em có thể cảm nhận một số triệu chứng đau bụng kinh đi kèm như:

  • Ngực bị căng tức, đau nhẹ ở đầu vú;
  • Da nhợt nhạt, nổi nhiều mụn và nhờn hơn bình thường;
  • Buồn nôn, đôi khi có thể kèm theo tiêu chảy;
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hay vã mồ hôi và có thể sốt nhẹ, tụt huyết áp.
  • Tâm trạng, tính tình thay đổi, dễ nổi nóng và cáu giận vô cớ.

Những cơn đau bụng kinh đôi khi quằn quại, khiến chị em không thể sinh hoạt như bình thường luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Có những người cảm thấy sợ và ước rằng mình không có kinh còn hơn.

Các triệu chứng đau bụng kinh theo từng dạng

đau bụng kinh

ăn sữa chua cũng là giảm triệu chứng đau bụng kinh

Các chuyên gia đã dựa vào nguyên nhân đau bụng khi có kinh nguyệt mà chia thành 2 dạng là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Mỗi dạng sẽ lại có những triệu chứng đau bụng kinh khác nhau, cụ thể:

Hiện tượng đau bụng kinh nguyên phát ( đau bụng có kinh sinh lý):

90% chị em phụ nữ đều gặp phải hiện tượng này và đó là đều hết sức bình thường.

Những cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới và vùng thắt lưng, xương mu.

Đa phần chị em bị đau bụng kinh nguyên phát đều có những triệu chứng chung như:

+ Những cơn đau xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, tùy cơ địa.

+ Kèm theo đau bụng là những triệu chứng như căng tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đi tiểu nhiều lần, thậm chí tiêu chảy…

+ Nếu cơn đau nặng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu toát mồ hôi, làn da tái nhợt, lạnh ngắt tay chân, hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ngất.

Sau khi kết hôn và sinh nở hoặc khi tiền mãn kinh, chị em có thể nhận ra rằng các triệu chứng đau bụng kinh sẽ tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn.

Đau bụng kinh thứ phát ( bệnh đau bụng kinh):

Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng những cơn đau bụng kinh xuất hiện sau 2 -3 năm tính từ lần đầu tiên bạn có kinh nguyệt và thường thuốc giảm đau sẽ “vô dụng” với những cơn đau này.

Dấu hiệu đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện ở những chị em mắc bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa (viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến tử cung..); u tử cung (u xơ tử cung, u dưới niêm mạc…); lạc nội mạc tử cung; hay các bất thường tử cung (cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung, buồng trứng đa nang…)…

Ngoài những triệu chứng thường gặp như đau bụng dưới, tức ngực, đau lưng và xương mu, mệt mỏi và toát mồ hôi…, đau bụng kinh thứ phát còn có thể kèm theo một số triệu chứng như:

+ Đau bụng dữ dội, căng cứng bụng dưới;

+ Những cơn đau xuất huyết giữa chu kỳ;

+ Bị chuột rút kinh nguyệt;

+ Máu kinh bất thường về màu sắc và tính chất đặc điểm như có mùi, vón cục, có màu khác lạ…

Đây đơn giản có thể chỉ là do cơ địa mà chị em có những dấu hiệu này, nhưng nói theo hướng tiêu cực thì đây có thể là dấu hiệu những vấn đề bệnh lý ảnh hưởng đến tử cung cũng như chức năng sinh sản.

Vì vậy, việc đi khám tại các bệnh viện hay các phòng khám phụ khoa là không thừa, cần thiết và rất quan trọng để bảo vệ chính sức khỏe của chị em.

[el598ff6d54bacd]

Làm gì để làm giảm những cơn đau bụng kinh?

Để dễ chịu hơn khi “đến tháng”, các bác sỹ chuyên khoa sẽ hướng dẫn một số phương pháp chữa đau bụng kinh khá là hiệu quả mà lại đơn giản sau đây:

Chườm nước nóng

Để giảm bớt những cơn đau khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra ngoài, chị em có thể dùng túi chườm nóng chườm vào phần bụng dưới. Nếu không có túi chườm, chị em có thể sử dụng khăn bông dấp nước ấm đặt lên bụng hoặc dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới cũng đạt được hiệu quả.

Đắp gừng tươi

Chị em giã hoặc xắt lát gừng tươi rồi chườm vào phần bụng dưới. Việc đắp gừng tươi có thể kích thích quá trình lưu thông máu tử cung diễn ra thuận lợi. Nguyên nhân là do trong gừng tươi có vị cay, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết.

Dán cao hoặc xoa dầu

Nếu không có thời gian thực hiện hai phương pháp bên trên, chị em có thể thay thế bằng cách xoa dầu nóng hoặc dán cao cũng khiến tử cung bớt co bóp để giảm các dấu hiệu, triệu chứng đau bụng khi có kinh nguyệt.

Massage nhẹ

Nguyên nhân gây nên những cơn đau là do sự co thắt đẩy máu ra ngoài của các cơ tử cung. Việc massage nhẹ nhàng có thể khiến cơ bụng không co thắt đột ngột gây đau. Vì vậy, chị em nên thường xuyên massage nhẹ nhàng bụng dưới để giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, để giảm bớt hiệu quả các cơn đau, chị em nên hình thành một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý trong những ngày hành kinh.

Về chế độ ăn uống: Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa vào những ngày đầu kỳ kinh do lúc này dạ dày thường trương hơi, dễ gây khó chịu cho chị em. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong những ngày hành kinh. Nên kiêng các chất kích thích như đồ ăn cay nóng, cafe, trà…..

Về sinh hoạt: Chị em nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt nên vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ để không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây bệnh do đây là thời điểm vùng kín khá “yếu mềm”.

Đau bụng kinh tuy là hiện tượng bình thường và phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm theo cách nào đó. Chị em nên thận trọng theo dõi những triệu chứng đau bụng kinh cũng như những biểu hiện đi kèm khác. Nếu những cơn đau quá dữ dội, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

Trên đây là những thông tin do các chuyên gia phòng khám Đông Phương cung cấp. Nếu vẫn quan tâm đến vấn đề này, chị em có thể liên hệ hotline 0989 555 497 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn một cách tốt nhất.

DMCA.com Protection Status


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X
livechat